TS Bùi Trân Phượng: Cha mẹ có chịu hiểu con mình không? | Diễn Giả Phan Đăng

  Рет қаралды 10,421

Diễn Giả PHAN ĐĂNG

Diễn Giả PHAN ĐĂNG

25 күн бұрын

Trong Video này, Tiến sĩ Bùi Trân Phượng xuất hiện trong vai trò của một người mẹ, nói về chuyện nuôi dạy con cái hàng chục năm qua. Quý vị có thể tưởng tượng được, một nhà giáo dục uyên bác, người vừa nghiên cứu rất sâu tư tưởng Nho giáo phương Đông lẫn tư tưởng tự do khai phóng phương Tây đã sinh con và nuôi con như thế nào không? Chắc chắn những chia sẻ của Tiến sĩ Phượng sẽ gợi ra những góc nhìn mới mẻ, giàu giá trị cho quý vị.
-Liên hệ với Diễn giả Phan Đăng:
☞Trợ lý công việc: Mrs Ly: Zalo: 0933321866.
☞ Facebook chính thức: / phandangnhabao
☞ Fanpage chính thức: / nhabaophandang
☞ TikTok chính thức: / nhabaophandang
☞ Đừng quên đăng ký/theo dõi kênh KZfaq chính thức của Diễn giả Phan Đăng để không bỏ lỡ những video về tỉnh thức - chữa lành qua link sau: / @nhabaophandang
☞ Đăng ký kênh "Đọc thơ 21H" để thanh rửa đầu óc và tâm hồn sau một ngày làm việc mệt mỏi ( / @octho21h61 )
#NhaBaoPhanDang #PhanDang #DienGiaPhanDang #SuViet #LichSuVietNam
-------------------------------------------
© Bản quyền thuộc về Nhà Báo Phan Đăng
© Copyright by Nhà Báo Phan Đăng ☞ Do not Reup'

Пікірлер: 48
@ThuyNguyen-vm6ln
@ThuyNguyen-vm6ln 23 күн бұрын
Thật sự không phải phần lớn cha mẹ làm việc "bán sống bán chết" để cho con vào trường tốt hay trường quốc tế là vì sĩ diện hay "show off" như mọi người nghĩ. Cái chính là họ cũng như cô Phượng thấy nền giáo dục công hiện tại có nhiều vấn đề, cho dù họ không muốn áp đặt điểm số thì cũng muốn ít nhất là môi trường học của con lành mạnh. Bản thân cô Phượng cũng rất tự hào khi mình xuất thân từ trường Pháp, mang tư tưởng cởi mở từ phương Tây nên các phụ huynh hiện nay cũng có quyền mong ước con mình được học tập trong môi trường như vậy. Ai cũng nói học trường nào cũng được miễn sao đừng tạo áp lực hay quan tâm điểm số nhưng nếu không quan tâm điểm số thì cũng khá khó cho con mình được đối xử "bình thường" ở 1 số trường công lập hiện nay. Ngày xưa cha mẹ chọn thầy đồ chứ không chọn trường, nhưng ngày nay hình như các "thầy đồ" tốt đều mong muốn làm cho môi trường tư như cô Phượng về làm cho Hoa Sen. Các thầy cô được đãi ngộ tốt thì tâm trạng cũng vui vẻ và đầu tư bài giảng hơn. (Tất nhiên là mình ko đánh đồng tất cả vì cũng có rất nhiều thầy cô chịu cực về vùng sâu vùng xa tâm huyết dạy con chữ cho các em). Mình đang nói trên quan điểm mình là một người đã từng đi làm và quyết định nội trợ ở nhà sau khi sinh con vì muốn giành nhiều thời gian cho con nhưng dù vậy mình rất hiểu và thông cảm cho những người mẹ khác áp lực cơm áo gạo tiền và cả phải chuẩn bị môi trường học sau này cho con. Nhìn các phụ huynh tất cả ngược xuôi làm việc dành dụm cho con học trường tốt với mong ước con sẽ sống cuộc đời tự do hơn mình thì có lẽ thấy thương họ hơn là thấy họ "ham danh trường quốc tế".
@yennguyenthihai5331
@yennguyenthihai5331 22 күн бұрын
mình cũng nghĩ như vậy 👍
@phuongdung2214
@phuongdung2214 9 күн бұрын
Tôi rât thích cái cách trò chuyện của cô Phượng , một trí thức miền N , cách nói thẳng vđê ko vòng vo , ko hoa mỹ , ngắn gọn xúc tích . ❤
@huongkhetown
@huongkhetown 6 күн бұрын
Mình thấy bản thân mình trong những tình huống mà cô Phượng chia sẻ khi xử lý với các tình huống trong đời sống với các con của cô. Cảm ơn cô PHượng và nhà báo Phan Đăng vì cuộc trò chuyện rất gần gũi và ý nghĩa.
@giaphoang3670
@giaphoang3670 3 күн бұрын
Có vẻ anh Phan Đăng rất thích nghe cô Bùi Trân Phượng chia sẻ. Mình cũng vậy nghe cô chia sẻ cảm giác như một từ điển sống để khơi gợi cho người nghe tìm hiểu thêm rất nhiều điều bổ ích.
@lieubien9645
@lieubien9645 22 күн бұрын
Tất cả giáo dục như cô thì đất nước hạnh phúc biết bao !
@yuhuy1996
@yuhuy1996 21 күн бұрын
Cuộc trò chuyện quá hay và ý nghĩa. Hi vọng bộ giáo dục VN và các bậc cha mẹ nghe được câu chuyện này
@huyennguyenthithu5281
@huyennguyenthithu5281 23 күн бұрын
Những chia sẻ của cô thật nhiều hữu ích .Vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ cô! Biết ơn cô; biết ơn diễn giả Phan Đăng thật nhiều!
@thuthao3479
@thuthao3479 23 күн бұрын
Kính trọng cô Trân Phượng, một người có tâm và có tầm Cảm ơn diễn giả Phan Đăng
@Ele-Fun
@Ele-Fun 21 күн бұрын
Với cá nhân, đây là 1 clip tuyệt vời, quá hay, hình như là ấn tượng nhất. Một clip mang lại cảm xúc, gợi lại kỷ niệm, tình phu tử, tình bằng hữu chí thân, và thế giới quả thật quá bé nhỏ!! Chỉ muốn kể chuyện, rất nhiều chuyện 😀. Chuyện buồn vui sẽ ở khúc kết. Rất may mắn, có thể nói rằng bản thân cá nhân được thụ hưởng 3 nền giáo dục. Thủa ấu thơ, thời hậu chiến, thế giới tự do. Nếu lấy mẫu chốt Biết Tư Duy là thời điểm, và cũng từng nói vài lần, kiến thức của bản thân hoàn toàn Made in USA 100%. Tuy nhiên, vẫn có gì đó, dường như có một sợi dây vô hình, vẫn có những gắn bó, những kỷ niệm với cố quê, nơi mình sinh ra, và có những tháng ngày vui có, buồn cũng có. Thủa ấu thơ, đẹp lắm!! Mỗi ngày đến trường, Cô Giáo là tình thương, đầy nét đẹp, cả sắc lẫn tình. Khi mình bị bệnh, cô giáo chạy xe đạp đến nhà hỏi thăm mình, lúc đó mình có thể chưa hiểu, mình chỉ thấy ấm lòng. Lớn lên, mình mới hiểu được cái tình cô thương trò, lo lắng cho trò như thế nào. Lớn lên tí nữa, lúc nào đó, mình ước người mình yêu, đẹp như cô giáo thời xưa. Trong chiếc áo dài, người cô mảnh khảnh, nét mặt hiền lành, nụ cười luôn sẵn nở trên môi. Cũng còn bé nhỏ, nhưng cảm nhận được sự khác biệt. Trong lớp, thầy chỉ thẳng mặt, ngoắc tay: Em lên đây. Nghe lời thầy, rời chỗ, bước đến gần thầy. Hai mắt nổ đom đóm, thầy tát thẳng tay, ko thương tiếc. Đau điếc người, không hiểu sao, thủa bé có cái logic, phản kháng tự nhiên. Trong lúc mắt ngàn sao, thốt lên, không gào thét, chỉ có thể nói lên: Nếu em là người có lỗi trong lớp học, thầy cũng ko được quyền đánh em. Chỉ nói vậy, trong lòng cũng ko nghĩ gì xa hơn. Câu chuyện này có thể được người khác tường thuật lại. Thầy ko còn có mặt ở trường một thời gian ngắn sau. Phong phanh sau này, thầy bỏ nghề truyền dạy. Trên đất Mỹ, một biển trời khác biệt. Thường luôn nghe thầy cô khen, cảm ơn, nói lời biết ơn với trò. Thoáng nghe rất ko quen. Sau này mới hiểu. Thầy cô khen, khuyến khích, động viên, cảm ơn, appreciate những trò mầm nhi, có lý do. Họ biết rằng, tuổi thơ đúng hoặc sai ko phải là điểm chính. Điểm chính, tuổi thơ ko đủ khả năng, bản lãnh để chịu đòn. Quá non dại để những búa dùi dáng xuống đầu mình bằng lời nói hoặc hành động. Tầm ảnh hưởng có thể cả đời cho một đứa bé, a lifetime. Với tình con và bậc sinh thành, khó hoặc không thể nói quả quyết được một phương cách hoàn hảo. Chỉ theo cá nhân, mình, bậc cha mẹ, nên Fair và Fun với con của mình. Mình nên có sự công bằng với chính mình và con mình. Đồng thời, con mình, chính con của mình mang lại cho mình nhiều niềm vui lắm lắm, ko ít tếu lâm. Vài mẩu chuyện, chỉ kể ra thôi. Lúc ấu thơ, trên bàn ăn, nói với con: Con có biết tía là người mê game lắm ko? Tía có khả năng chơi game mất ăn, mắt ngủ, 1-2 đêm thức trắng. Con trợn mắt: Thật hả, really dad? Trong lòng con có thể nghĩ đã gặp đối thủ là tía nó. Trả lời: Yes. Nói thêm: Daddy ko chơi game là vì daddy phải đi làm để con có miếng ăn. Đó là nhiệm vụ của dad. Nhiệm vụ của con là Đi Học. Con khẽ gật đầu và hiểu được lý lẽ. Ở tuổi dậy thì, bùng nổ, trong một vacation, đưa con đi chơi. Chẳng hiểu sao chàng nổi chứng nơi xứ lạ. Hình ảnh còn ghi lại. Có bạn thân nói khi nhìn thấy hình hai cha con: Sao thấy mặt bố rực lửa vậy? Vì con tao, phải nhịn, tao chỉ muốn vả nó ko còn cái răng nào trên hàm mới thỏa đáng cơn điên đang sôi sục trong lòng tao. Chàng mặc tà lỏn, chuẩn bị tắm biển, túi sau nhét cái passport, thẻ thông hành. Nhỏ nhẹ nói với con: Đưa thẻ thông hành cho tía giữ đi, để có thể ko bị mất. Chàng say no, no, no n no way. Sau đó lao mình xuống biển với bạn bè. Trên bờ, trong lòng chửi thề ko ngưng. Tại sao con lại khổ vậy Trời!! Gồng mình, đến gần con, nhìn thẳng mặt, nói rất nhỏ nhẹ, có thể gương mặt rất dữ tợn: Son, con à, tía muốn nói như sau. Tía yêu con vô vàn. Nhưng nếu con làm mất passport, con ko trở về lại được Mỹ liền, được bao giờ trách tía đã bỏ rơi con. Tía sẽ ko ở lại trên đất này để lo cho con đâu. Chàng liền móc túi và chìa cái thông hành cho tía nó giữ. Khi lớn lên thêm vài tuổi, con hỏi: Tía, nếu em mình ko nghe lời mình, em mình sai, mình nên đánh em mình ko? Cười ha hả, trả lời: Son, con ko có quyền đó. Nói thêm với con: Sau này khi con lập gia đình, có con, con vẫn ko có cái quyền đó. Lanh lẹ, con liền nói: You're wrong, dad. Tía sai rồi. Một tràng cười vang dội từ tía nó. Cười thôi, hoàn toàn cười vui trong lúc đó, ko hề phán xét con mình. Chỉ thấy tếu lâm. Vui ở chỗ đó. Đầu đời trên đất Mỹ, người bạn đầu tiên và chí thân là người gốc Bến Tre. Hiền lành và tốt bụng lắm. Có một nhược điểm: Tự tị. Cái đẹp, cái tốt của người bạn cao vời vợt. Cái tự ti, mặc cảm, làm mình bị thiệt thòi. Chàng thương thầm một nàng, thương đắm đuối nhưng chẳng bao giờ nói ra 1/2 lời vì sự tự ti của mình. Khi đã thân thiết, chí thân, mỗi ngày cùng nhau đạp xe bỏ báo, chàng vẫn giấu kín, để trong lòng, ko chia sẻ, ko tâm sự với bạn thân của mình. Giờ, người bạn đã xa rời trần thế. Cảm ơn Cô rất nhiều đã gợi lại chuyện đã qua. Chúc may mắn và bình an 😀
@cucthaithi1581
@cucthaithi1581 22 күн бұрын
Cách giáo dục của cô thật tuyệt vời "bình tĩnh" lắng nghe. Mê cô từ tập Bất hạnh không chừa một ai.
@viettritoday570
@viettritoday570 22 күн бұрын
Cảm ơn Phan Đăng đã chia sẻ video này! Trong mọi việc trên đời này, việc dạy người là khó và quan trọng nhất (đặc biệt là dạy con mình). Qua bài chia sẻ này, tôi thấy từ ...PHÙ HỢP ...luôn đúng trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.... Cảm ơn cô giáo Trân Phượng, một Nhà Giáo mẫu mực, đã có cuộc giao lưu, chia sẻ đầy Ya Nghĩa! Một lần nữa, cảm ơn bạn rất nhiều!
@TamTam-tt1mn
@TamTam-tt1mn 23 күн бұрын
Rất hay, rất bổ ích ! Cảm ơn Phan Đăng, cảm ơn cô Bùi Trân Phượng !
@andyvan336
@andyvan336 23 күн бұрын
Vô cùng cam on Phan Đăng và cô Phượng về cuộc trò chuyện này . 👋
@mailuonghien4834
@mailuonghien4834 15 күн бұрын
Cảm ơn diễn giả Phan Đăng luôn nói về những đề tài thiết thực nhất.
@phuongvothinhvy
@phuongvothinhvy 21 күн бұрын
Trân trọng cuộc trò chuyện của cô Phượng và Phan Đăng, bổ ích cho bản thân với 2 vai trò làm con và làm mẹ.
@2thuynguyen
@2thuynguyen 22 күн бұрын
TS Bùi Trân Phượng quá thông minh, đầy những wisdoms in life. Cám ơn bà, cám ơn Diễn Giả Phan Đăng đã có một buổi nói chuyện rất thâm thuý, vô cùng thật của cuộc sống.
@linhthuy-cv5zt
@linhthuy-cv5zt 23 күн бұрын
Tôn trọng postcard này, cảm ơn nhà báo Phan Đăng, cảm ơn cô Bùi Trân Phượng. Biết ơn thật sự!
@ThuyDuong-sn6vv
@ThuyDuong-sn6vv 10 күн бұрын
E cũng từng bị cô giáo dạy văn mắng: sao em ngu quá ngay trong lớp trước mặt các bạn và ký ức đó em vẫn nhớ như in dù không muốn nhớ.E giống như con cô là suốt thời gian học trò không có giáo viên nào mà em thương hết
@katrinott8993
@katrinott8993 2 күн бұрын
Tôi sống ở Đức nhiều khi lại thấy nên giáo dục của Việt Nam có nhiều điểm mạnh hơn phương Tây
@vanthanh4602
@vanthanh4602 21 күн бұрын
Vô cùng biết ơn Phan Đăng và nhà giáo Trân Phượng ạ
@Huong-nl2os
@Huong-nl2os 18 күн бұрын
Kính trọng cám ơn cô Trân Phượng và nhà báo Phan Đăng
@phamnhatduyen
@phamnhatduyen 20 күн бұрын
Xin hãy mời cô nhiều lần nữa đi ạ Trân trọng những chia sẻ của cô ạ❤❤❤❤
@VinbusVinhphuc88
@VinbusVinhphuc88 Күн бұрын
Hay
@huonghuynhthingoc967
@huonghuynhthingoc967 20 күн бұрын
Cảm ơn cô Phượng và Phan Đăng rất nhiều!
@minhhieu1613
@minhhieu1613 22 күн бұрын
Bài nói chuyện rất hay và thú vị, cảm ơn Diễn Giả Phan Đăng và Cô Bùi Trân Phượng!
@thinh-locphat68
@thinh-locphat68 18 күн бұрын
Cảm ơn Cô, cảm ơn DGPĐ❤❤❤
@mrti123
@mrti123 19 күн бұрын
Cô nói chuyện thật tri thức và rất vui nghe không thấy chán❤
@phiphuongly5579
@phiphuongly5579 22 күн бұрын
cảm ơn Phan Đăng, cảm ơn cô Phượng 💙
@jaykieradio6943
@jaykieradio6943 23 күн бұрын
Khúc anh Đăng hỏi cô kể khúc không nhượng bộ được ko, cô trả lời’ rồi từ từ’😂😂😂😂
@HungTran-jh8gz
@HungTran-jh8gz 19 күн бұрын
Cảm ơn video ý nghĩa của cô Phượng!
@dungkim2475
@dungkim2475 18 күн бұрын
Cảm ơn A và Cô!
@bqnguyen6766
@bqnguyen6766 19 күн бұрын
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Trân Phượng và Nhà báo Phan Đăng đã thực hiện một buổi ghi hình trò chuyện hết sức ý nghĩa và gửi gắm được nhiều giá trị, bài học hay cho người xem. Riêng bản thân em đã liên tục bị cuốn hút vào buổi trò chuyện này của Cô và Nhà báo vì quá hấp dẫn, do đó em có được thêm nhiều kiến thức thú vị mới về Chủ đề lần này. Một lần nữa em xin cảm ơn Cô Phượng và Nhà báo Phan Đăng !
@ChienCongWinner
@ChienCongWinner 22 күн бұрын
Chỉ cần bố mẹ đủ tốt, không cần bố mẹ hoàn hảo
@lieubien9645
@lieubien9645 22 күн бұрын
Biết ơn cô chia sẻ !
@HanhPham-ok9cp
@HanhPham-ok9cp 20 күн бұрын
cám ơn anh
@phuongdung2214
@phuongdung2214 8 күн бұрын
Cô là hiệu trưởng một trường ĐH hàng danh giá của VN , nhg cô vẫn cho chính con mình đi DI TẢN GD thì đủ hỉu . 😢
@TrangPham-kv3vf
@TrangPham-kv3vf 20 күн бұрын
Amazing, thanks
@chuanhtai7338
@chuanhtai7338 23 күн бұрын
❤❤❤
@thinh-locphat68
@thinh-locphat68 18 күн бұрын
Em vô tình có cách nghĩ giống Cô, con em mới lớp 1, cuối năm anh lớp 5 chụp ảnh cuối khóa áo trạng nguyên, nhà trường thăm dò phụ huynh lop 1 trên zalo, đa số phụ huynh lop 1 đồng ý thì em phải làm theo số đông, cho dù lớp 1 không cần thiết chụp ảnh, viêc chụp ảnh không có tác dụng gì với trẻ lớp 1 nhưng nhà trường lại đi làm như thế. Thôi thì bỏ chút tiền để con mình không bị phân biệt đối xử
@QuynhTran-ek2de
@QuynhTran-ek2de 16 күн бұрын
E xem mà chỉ biết nói ước gì…
@Namth4
@Namth4 19 күн бұрын
Kpit dùng từ gì ngoài từ biết ơn cô & anh ạ❤ Hóng số tiếp theo của anh ạ
@hamaingoc8878
@hamaingoc8878 22 күн бұрын
@yuhuy1996
@yuhuy1996 21 күн бұрын
Mong anh có thể chỉnh lại phần âm thanh, một người nói to, một người nói nhỏ, lệch nhiều quá
@HongNguyen-fw1nm
@HongNguyen-fw1nm 23 күн бұрын
Trong nam em ko có áp đặt con cái.cha mẹ cũng ko đòi hỏi ở con điều gì
@jaykieradio6943
@jaykieradio6943 23 күн бұрын
❤❤❤
@phamnhatduyen
@phamnhatduyen 20 күн бұрын
❤❤❤
Nhà văn Trần Thị Trường: Tiền nhiều để làm gì?| Nhà báo Phan Đăng
23:55
Smart Sigma Kid #funny #sigma #comedy
00:19
CRAZY GREAPA
Рет қаралды 22 МЛН
UFC Vegas 93 : Алмабаев VS Джонсон
02:01
Setanta Sports UFC
Рет қаралды 223 М.
MEU IRMÃO FICOU FAMOSO
00:52
Matheus Kriwat
Рет қаралды 29 МЛН
Mindful Parenting #01 | Làm cha mẹ đâu dễ | Thầy Minh Niệm
1:01:04