HÃY TRỞ VỀ VÀ HIỂU RÕ XÁC THÂN CHÍNH MÌNH ĐỂ TU PHẬT - HT THÍCH GIÁC KHANG

  Рет қаралды 21,641

HỘI QUÁN PHẬT GIÁO

HỘI QUÁN PHẬT GIÁO

3 ай бұрын

#hoiquanphatgiao
Hòa thượng Thích Giác Khang (1941-2013) là một bậc tôn túc, chân sư đạo hạnh trong Hệ phái Khất Sĩ. Khi gặp được Trưởng lão Tri sự Giác Như và đoàn Du Tăng hành đạo, Ngài đem cả cuộc đời phụng sự và hiến dâng cho đạo pháp. Đời Ngài là một tấm gương sáng, mẫu mực về hạnh tiết thực, xả ly, vô trụ và hướng đến đời sống đạo hạnh.
Hòa thượng Thích Giác Khang thu thần viên thị tịch lưu xá lợi vào lúc 15 giờ ngày 09/05/2013. (Nhằm ngày 30 tháng 03 năm Quý Tỵ).
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !

Пікірлер: 54
@hoiquanphatgiao2146
@hoiquanphatgiao2146 3 ай бұрын
Quý vị xem các nội dung liên quan, hoan hỷ truy cập vào danh sách phát này. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. kzfaq.info/sun/PLatRIncV6zCwEzSstSmDeqMUuIFDy6CL9&si=tCv9LM8heY3pavwT
@minhtritran3093
@minhtritran3093 2 ай бұрын
A Di Đà Phật cho em/ con xin 4 phần còn lại của tiến trình ngủ uẩn được không vậy ạ!! 🙏🙏
@thungothi546
@thungothi546 2 ай бұрын
ADIDAPHAT 🙏🙏🙏
@NhungNguyen-ue5jm
@NhungNguyen-ue5jm 2 ай бұрын
Adidaphat ❤❤❤
@user-sm6vz8yj7y
@user-sm6vz8yj7y 2 ай бұрын
❤❤❤❤❤❤❤ nam mô a di đà phật
@thikimphuongnguyen5040
@thikimphuongnguyen5040 2 ай бұрын
Nam mô a Di Đà Phật 🪷
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 2 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 127 ) : 368 / Tu sĩ muốn làm nhà ở thì xin phép cấp nào ? Hầu hết, các tu sĩ Phật giáo đều ở chùa, viện, tịnh xá v.v... Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt người tu vì nhiều nhân duyên khác nhau ( bệnh tật chẳng hạn ) nên không muốn phiền thầy tổ và huynh đệ, lui về nhà nhờ gia đình giúp đỡ, sống theo hình thức “ tu sĩ ở nhà như người dân ”. Sau một thời gian, gia đình muốn làm một căn nhà nhỏ ( nhà cấp 4, thường gọi là thất hay cốc ) trên đất nhà cho vị tu sĩ ấy ở riêng để thuận lợi hơn trong việc tu học, tịnh dưỡng. Vị tu sĩ Phật giáo mà bạn nói trong thư đang ở trong trường hợp này. Dĩ nhiên, mọi người dân khi muốn xây dựng nhà ở ( dù nhà cấp 4 ), cần phải trình báo và xin phép với chính quyền địa phương. Cụ thể là, người dân muốn làm nhà, trước cần trình báo với ấp và xã, làm đơn xin phép xây dựng nhà ở gửi đến huyện. Theo Thông tư 15 / 2016 / TT - BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng của Bộ Xây dựng ( Điều 17, khoản 2, mục c ), sau khi được UBND huyện cấp giấy phép xây dựng, mới tiến hành xây nhà. Việc người anh họ của bạn, một tu sĩ Phật giáo, xây nhà ở theo dạng “ tu sĩ ở nhà như người dân ” không có giấy phép nên bị chính quyền xã phạt hành chính, đình chỉ công trình, yêu cầu phải xin phép xây dựng là đúng với pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chính quyền xã yêu cầu thêm, phải được sự đồng ý của Giáo hội Phật giáo địa phương là hiểu luật một cách máy móc, cứng nhắc, không đúng với hoàn cảnh riêng. Bởi chỉ khi làm chùa ( công trình tôn giáo ) thì mới cần UBND tỉnh cho phép và Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh đồng thuận. Vị tu sĩ này chỉ làm nhà ở, thể hiện tín ngưỡng cá nhân mà không hoạt động tôn giáo thì chỉ cần các thủ tục xin phép xây nhà bình thường như mọi người dân. Do vậy, vị tu sĩ ấy cần cam kết với chính quyền xã là chỉ xây nhà để ở, không sinh hoạt tôn giáo. Sau đó, tiến hành làm đơn xin phép xây nhà cấp 04, gửi đến huyện. Nếu ở nông thôn, hồ sơ xin phép ( 02 bộ ), gồm : 1 - Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( xây nhà cấp 04 ) theo mẫu. 2 - Bản sao có công chứng của UBND xã một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất. 3 - Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề ( nếu có ) do chủ nhà ở tự vẽ. Thời gian cấp giấy phép xây nhà ( cấp 04 ) là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi được UBND huyện cấp phép thì có thể tiếp tục xây cất và hoàn thiện căn nhà. 369 / Y phục phù hợp là có văn hóa Thành ngữ có câu “ Đi với Phật mặc áo cà sa ”. Đến nơi đâu thì cần chỉnh trang y phục phù hợp với nơi ấy. Đó là văn hóa của mỗi người. Việc “ bạn ấy thường mặc áo đầm dây hở cổ rất phản cảm ” khi đi hành hương hay làm từ thiện là không phù hợp. Bạn và các Phật tử khác nên chọn một thời điểm thích hợp, dùng lời ái ngữ chân tình góp ý cho người bạn ấy. Soi sáng và góp ý cho nhau để hoàn thiện hơn là việc cần làm. Về phía quý thầy cũng nên góp ý, chỉ bảo thêm cho bạn ấy. Thiết nghĩ, bạn ấy đã có đạo tâm nên khi được góp ý sẽ nhanh chóng sửa đổi. Người Phật tử khi đi chùa, làm từ thiện cần chỉnh trang y phục cho phù hợp, tránh được những phê phán, dị nghị thì phước báo sẽ tròn đầy hơn. 370 / Mỗi nghề mỗi nghiệp Trong xã hội, mỗi người đều có ít nhất một nghề, và dĩ nhiên nghề nào cũng có tạo nghiệp. Sự tạo nghiệp thiện ác và nặng nhẹ khác nhau là do ý thức mỗi người, đặc thù của mỗi nghề. Có những nghề rất cao quý, được xã hội tôn vinh là thầy ( thầy thuốc, thầy giáo ) nhưng chỉ cần một sơ suất nhỏ là gây chết người, gây lầm lạc cho nhiều thế hệ. Vì không có nghề nào tránh được việc tạo nghiệp, nên người Phật tử chỉ tránh những nghề ác ( đồ tể, buôn ma túy, bán vũ khí, buôn người… nói chung là tà mạng ), làm một nghề phù hợp theo khả năng với ý thức rõ ràng về những tội nghiệp mình đã và đang tạo ra theo đặc thù của nghề ấy. Bạn làm nghề nông, trồng cây ăn trái, chắc chắn bạn có tạo nghiệp giết hại giun dế và sâu trùng. Nếu bạn sợ tạo nghiệp rồi không làm nông, trong khi không có khả năng và điều kiện để chuyển nghề, bạn và cả gia đình chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Sự túng thiếu sẽ tạo ra nhiều nghiệp ác khác, luẩn quẩn như “ tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa ”. Muốn “ vừa giữ giới Không sát sanh vừa làm vườn để nuôi sống gia đình ”, trước hết, bạn cần hiểu rõ rằng, trọng tâm của giới Không sát sanh là không giết người. Các loài to lớn như bò heo gà vịt… cũng không được giết. Ngoài ra, vì vô tình hay do bất đắc dĩ mà làm tổn hại đến những loài sâu trùng nhỏ nhít thì phải thành tâm sám hối. Điều cần lưu tâm ở đây là bạn cố ý làm tổn hại sâu trùng thì nghiệp sát nặng hơn vô tình. Bạn cần ý thức rõ điều này để biết mình đang tạo nghiệp và chấp nhận nghiệp quả của nó. Mặt khác, bạn cần tích cực làm các việc thiện khác ( sám hối, lễ Phật, tụng kinh, bố thí,… ) để bù đắp cho việc tổn phước bởi nghề nông. Đức Phật từng dạy về tương quan tội phước như bỏ một nắm muối vào bát nước thì mặn chát không uống được, nhưng nắm muối ấy bỏ xuống dòng sông thì nước sông không hề hấn gì. Vậy bạn hãy tìm mọi cách làm cho phước của mình nhiều như nước sông. Phước đức sẽ nâng đỡ cho bạn về mọi phương diện trong cuộc sống, góp phần hóa giải những tội nghiệp do mình vô tình hay cố ý tạo nên. ......
@tuanngoc5556
@tuanngoc5556 3 ай бұрын
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT ! Con kính tri ân lời Thầy dạy .
@user-yf6xw7zm9x
@user-yf6xw7zm9x 3 ай бұрын
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô A Di Đà Phật
@vantoanlo7440
@vantoanlo7440 3 ай бұрын
❤❤❤ Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
@ducphampq
@ducphampq 3 ай бұрын
Thầy đúng là Vị đại Diện cho Phật.
@user-or8vn1of4o
@user-or8vn1of4o 2 ай бұрын
Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật. Nam mô a Di Đà Phật. Con thành kính cảm ơn sư thầy
@kimlienhoangthi9323
@kimlienhoangthi9323 2 ай бұрын
NAM MÔ BÔN SU THÍCH CA MÂU NI PHẬT
@toanhho5841
@toanhho5841 3 ай бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT! NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
@vothihoa333
@vothihoa333 2 ай бұрын
🎉🎉nam mô a mi đà phật nam mô đà phật nam mô a mi đà phật🎉🎉🎉
@kyphanvan8669
@kyphanvan8669 3 ай бұрын
Con NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🏼🙏🏼🙏🏼
@vothihoa333
@vothihoa333 2 ай бұрын
🎉🎉nam mô a mi đà phật nam mô a mi đà phật🎉🎉🎉
@NguyetNguyen-zc8bh
@NguyetNguyen-zc8bh 3 ай бұрын
A Di Đà Phật
@user-td5py1sx2d
@user-td5py1sx2d 3 ай бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật
@Lupinvietnam42
@Lupinvietnam42 3 ай бұрын
🙏🙏🙏NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT🙏🙏🌸
@huevu1681
@huevu1681 3 ай бұрын
Nam mô a di đà phật
@nguyennhathuynguyen5782
@nguyennhathuynguyen5782 3 ай бұрын
Nam mô a di đà Phật 🙏
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 2 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 130 ) : 380 / Kết hôn với người khác đạo có tội không ? Theo quan điểm của đạo Phật, một người nữ Phật tử kết hôn với người khác đạo vốn không có tội. Vấn đề là sự kết hôn ấy phải như thế nào ? Nếu kết hôn mà bị cải đạo thì tự thân người Phật tử ấy vi phạm lỗi lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ có nhân duyên được quy y Tam bảo, trở thành Phật tử, sống theo ánh sáng chánh kiến soi đường của Đức Phật là một phước báo lớn. Nếu vì hôn nhân mà bị ép buộc cải đạo và bạn cũng thuận theo thì chính bạn đã đánh mất lòng tự trọng; đánh mất lòng tự trọng và tự tín là mất tất cả. Niềm tin tôn giáo là điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm, nếu bên chồng bắt buộc phải theo đạo thì họ đã xúc phạm bạn nghiêm trọng. Ngay từ đầu, bên chồng đã không tôn trọng bạn thì làm sao hôn nhân về sau có được hạnh phúc. Bởi căn bản của hôn nhân hạnh phúc, ngoài tình yêu thì cần phải có sự tôn trọng, bình đẳng và tương kính lẫn nhau. Nếu các bạn muốn tiến đến hôn nhân thì nguyên tắc đầu tiên là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau, đạo ai nấy giữ. Không có điều này thì tốt nhất là không đi đến hôn nhân. Nếu đạt được nguyên tắc căn bản này thì có thể tiến tới hôn nhân nhưng con cái thì cha mẹ hai bên cũng cần tôn trọng quyết định về tôn giáo của chúng. Cho con cái học tập, tiếp xúc tự nhiên với cả hai truyền thống tôn giáo của cha và mẹ. Không được ép buộc con cái phải theo tôn giáo của ai. Đợi đến khi các con trưởng thành, theo tôn giáo nào là quyết định riêng của chúng. 381 / Phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc đạo Phật Đạo Phật ra đời vì lợi ích, vì an lạc cho tất cả chúng sinh. Có thể nói, khi nào con người còn vô minh, tham ái, phiền não, khổ đau thì còn cần đến các giải pháp trị liệu và chuyển hóa của đạo Phật. Tùy theo tuổi tác, điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm riêng của mỗi người mà có cách ứng dụng Phật pháp vào đời sống khác nhau. Cụ thể, một người từ khi bắt đầu thọ thai, đến lúc sinh ra và lớn lên học tập, cho đến khi trưởng thành có sự nghiệp, lúc nghỉ hưu, già yếu và chết đi, cả đời người đều cần đến các giá trị của đạo Phật. Nên nói, “ đạo Phật chỉ thích hợp với người già, người lớn tuổi, người về hưu...” là phiến diện, không đúng. Tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, xã hội, cộng đồng là đặc điểm nổi bật của người già, vì có tác động tích cực lên đời sống tinh thần của họ. Sở dĩ người lớn tuổi, người nghỉ hưu đi chùa, tham dự các lễ hội, những khóa tu nhiều hơn những người khác, đơn giản vì họ có thời gian hơn. Không phải chỉ có người già mới “ cần một bến đỗ bình yên, tâm hồn thanh thản ” mà tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ đều rất cần. Có điều, người trẻ có cách tiếp cận với đạo Phật khác với người già. Vì không có nhiều thời gian nên họ chỉ tranh thủ đến chùa những lúc có thể, nên khi nhìn vào những buổi lễ ở chùa thấy người trẻ ít hơn. Trong quá trình học tập và làm việc, những người trẻ rất cần đến các giá trị đạo đức Phật giáo để tự răn và hoàn thiện mình, để làm chủ bản thân trước mọi cám dỗ. Dù không có thời gian để đi chùa nhiều nhưng giới trẻ luôn ứng dụng Phật pháp để tạo ra những “ khoảng lặng ” cần thiết nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, thanh lọc và làm mới thân tâm, đồng thời chiêm nghiệm về các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, để sống có ý nghĩa, lợi mình và lợi người. Kế đến, nói “ đạo Phật mang khuynh hướng từ bỏ tất cả mọi thứ như mong muốn vật chất, tình yêu...” cũng rất phiến diện và thiển cận. Đạo Phật không hề phủ định các giá trị của vật chất, tình yêu… mà chỉ phê phán sự tham lam, khát khao sở hữu chúng một cách mù quáng, vô độ mà thôi. Buông xả vì tham lam, vun vén cho riêng mình nhiều quá sẽ không tạo ra hạnh phúc, thậm chí ngược lại chỉ tạo ra đau khổ. Vật chất, tình yêu…, hay mọi thứ cần cho cuộc sống nói chung đều được đạo Phật trân trọng nhưng chỉ xem đó là phương tiện. Luôn vận dụng sự tỉnh thức, dùng trí tuệ để soi sáng nhằm đem vật chất phục vụ đời sống, không để mình phải phụ thuộc, bị vật chất sai khiến. Với tình yêu cũng vậy, tham ái và chiếm hữu sẽ giết chết tình yêu, thành ra yêu nhiều thì đau khổ nhiều. Muốn tình yêu mang đến hạnh phúc thực sự thì thay thế tham ái bằng từ ái, không chiếm hữu mà trân trọng và hiến dâng, yêu người như yêu mình. Đạo Phật kêu gọi tu tập buông xả, chuyển hóa tâm tham ái và chiếm hữu chứ không phủ nhận hay chối bỏ các phương diện của đời sống. Nên quy kết “ giới trẻ đến với đạo Phật sẽ không năng động, không mang tinh thần cầu tiến, cống hiến, từ đó sẽ làm cho xã hội không phát triển được, nói chung là mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn ” là một sự xuyên tạc có dụng ý riêng. Nói “ cho con trẻ đi chùa, ăn chay, học Phật thì dần dần tính cách của chúng sẽ điềm đạm, hiền từ, chỉ biết buông xả... nên lớn lên vào đời sẽ rất khó thành công ” lại càng sai lầm. Ai cũng biết, đạo đức vốn cần thiết hơn cả tài năng, “ có tài mà không có đức là người vô dụng ”. Đạo đức cần dạy dỗ từ khi còn tấm bé, như măng được uốn nắn thì tre mới thẳng. Nên cần nói ngược lại, nếu trẻ mà không được dạy dỗ cho hiền từ, điềm đạm, biết xả buông… đến khi lớn khôn vào đời chắc chắn sẽ thất bại. Để thành công trong cuộc sống, con người cần có nhân cách đạo đức, trầm tĩnh và nghị lực, thông minh và khéo léo ( đạo Phật gọi là Giới - Định - Tuệ ) chứ không phải nhờ tranh đoạt, mạnh được yếu thua, khôn ranh lõi lọc, lợi mình mà hại người. Hiện nay, mọi người đều sống trong sự bất an, chất lượng cuộc sống ở mọi phương diện bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là sự xuống cấp đạo đức xã hội, nhất là trong giới trẻ. Đây là quả báo xấu có nhân duyên một phần từ việc chối bỏ, thậm chí hủy hoại các giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống mà tổ tiên đã dày công tạo dựng. Trong các mối nguy thì tà kiến ( quan điểm sai lầm, nhận thức không đúng ) sẽ khiến cho nhiều thế hệ bị ảnh hưởng và hệ lụy. Mặt khác, người Phật tử cần cảnh giác, phát huy chánh kiến trước những luận điệu xuyên tạc từ những phần tử xấu, cố tình bóp méo nhận thức về đạo Phật để tiến hành cải đạo. Hiện nay, các giá trị đạo đức, nhân văn của đạo Phật được các bậc trí thức trên thế giới tôn vinh, họ hy vọng giáo lý từ bi và trí tuệ của Phật giáo sẽ cứu vãn cho các xung đột, bất an trên thế giới. Bạn đã có duyên lành quy y rồi thì cố gắng học tập, nghiên cứu giáo pháp. Đạo Phật chủ trương “ đến để thấy ”. Một khi đã nhận thức đúng đắn về Chánh pháp ( chánh kiến ) ắt sẽ có hành động đúng và giúp bạn kiến tạo cuộc sống với đầy đủ thành công, cống hiến, hạnh phúc và an vui. ......
@LinhNguyenNgoc-vp2je
@LinhNguyenNgoc-vp2je 2 ай бұрын
Nam mô a Di Đà Phật
@toanhho5841
@toanhho5841 3 ай бұрын
🙏🙏🙏 🙏🙏🙏 🙏🙏🙏
@HoangNguyenVan-iq5gj
@HoangNguyenVan-iq5gj 3 ай бұрын
🙏🙏🙏 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
@thuanpham8392
@thuanpham8392 2 ай бұрын
A DI ĐÀ PHẬT
@khangtp5793
@khangtp5793 3 ай бұрын
ok
@rosienguyen6199
@rosienguyen6199 3 ай бұрын
🙏🙏🙏 A DI ĐÀ PHẬT KÍNH LỄ THẦY
@nghivlog4859
@nghivlog4859 3 ай бұрын
nam mô a di đà phật 🙏
@huenguyenthihue4182
@huenguyenthihue4182 3 ай бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏🙏🙏
@huuthuhuynh4149
@huuthuhuynh4149 3 ай бұрын
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 🙏🙏🙏
@user-qb6cd9cu1m
@user-qb6cd9cu1m 3 ай бұрын
NAM MO A DI DA PHAT
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 2 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 132 ) : 386 / Bị đổ nghiệp Hiện nay, có một bộ phận Phật tử, do nhận thức về Phật pháp còn hạn chế nên hình thành quan niệm vì siêng tu nên “ đổ nghiệp “. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng với Chánh pháp, tà kiến, cần được chấm dứt trong suy nghĩ cá nhân Phật tử và không trao truyền đến người khác. Bởi lẽ, tu tập thì chuyển nghiệp, từ xấu thành tốt, từ dữ hóa lành, không hề có chuyện vì tu mà “ đổ nghiệp “ hay gieo nhân lành mà gặt quả ác cả. Vậy thì lý giải thế nào đối với một số trường hợp, sau một thời gian tu học, hướng thiện thì bản thân và gia đình có nhiều xui xẻo liên tiếp xảy ra ? Trước hết, người đệ tử Phật cần học tập về giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo để hiểu đúng và tin sâu. Nhân quả - nghiệp báo do mình tạo ra trong quá khứ xa và gần, rồi tác động lên đời sống của chính mình. Tiến trình từ nhân đến quả có 03 thời : 1 - Hiện báo, nhân quả nhãn tiền, xảy ra liền hay trong đời này. 2 - Sinh báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến đời kế sau mới thành quả. 3 - Hậu báo, gieo nhân hiện đời nhưng đến những đời sau mới thành quả. Đây là xét về mặt thời gian hình thành nhân quả. Còn về phương diện vận hành của nhân quả phức tạp hơn nhiều, không đơn thuần nhân nào quả nấy mà chính là nhân - duyên - quả. Duyên, tuy là nhân phụ nhưng tác động rất lớn đến việc hình thành quả. Chuỗi nhân - duyên-quả này lại không độc lập mà luôn tương tác, va chạm với vô số chuỗi nhân - duyên - quả khác. Trong quá trình vận hành, chúng vừa làm nhân, làm duyên, làm quả của nhau đồng thời luôn tác động chi phối lẫn nhau mãnh liệt tạo ra một mạng lưới nhân quả, nhân duyên trùng trùng điệp điệp. Người phàm chúng ta chỉ có thể biết phần nào nhân quả nhãn tiền ( hiện báo ) mà không thể biết về nhân quả của sinh báo và hậu báo. Cụ thể, chúng ta không biết được trong những đời trước mình đã gieo nghiệp nhân nào, thiện hay ác. Nhân quả - Nghiệp báo hay dòng chảy Nghiệp cũ ( thiện hoặc ác ) từ quá khứ đang xuôi về hiện tại với tất cả sức mạnh của nó. Năng lực của Nghiệp cũ rất mạnh mẽ, nếu gặp lúc đã chín muồi thì không gì có thể ngăn cản nổi sự hình thành quả. Việc tu tập, làm thiện của bạn mấy năm gần đây dĩ nhiên tạo ra Nghiệp mới tốt lành. Nghiệp mới ( thiện ) này, nếu đủ mạnh thì có khả năng tương tác với Nghiệp cũ ( xấu ác ), chi phối lên Nghiệp cũ để khiến cho nó lệch hướng, tạo thành quả bình an. Cụ thể, Nghiệp mới ( thiện ) giống như đắp đê, Nghiệp cũ ( xấu ác ) như nước lũ thượng nguồn dội xuống. Đê nhỏ và yếu, thì dù có cố công xây đắp nhưng không cản được sức tàn phá của lũ. Bạn nhờ tu tập, làm phước thiện, đã kiến tạo được Nghiệp mới tốt lành nhưng chúng không đủ lớn mạnh để chống chọi, chi phối lên dòng Nghiệp cũ xấu ác đang tràn về. Khi dòng vận hành Nhân quả - Nghiệp báo của bạn đến đúng thời điểm như vậy thì những việc không như ý, xui xẻo xảy ra. Cần phải thấy sự việc trong tiến trình Nhân quả ( 03 thời ) chứ không phải do hiện tại tu tập mà đổ nghiệp. Quan trọng nhất là, phải thấy rõ nhờ hiện tại có tu tập, tích lũy được một số công đức phước báo nên tuy bị tác động bởi Nghiệp cũ nhưng hậu quả ít nặng nề hơn. Nếu không tu tập và làm thiện, không tích lũy được chút phước báo nào thì hậu quả sẽ thảm khốc hơn rất nhiều. Để giải nghiệp xấu, trước phải hiểu rõ dòng vận hành Nhân quả - Nghiệp báo. Nhận ra Nghiệp cũ vốn không thay đổi được nhưng Nghiệp mới thì hoàn toàn do mình chủ động kiến tạo. Nghiệp mới thiện lành trong hiện tại chắc chắn sẽ cho quả tốt về sau. Nghiệp mới này còn tương tác, chi phối lên Nghiệp cũ xấu ác để tạo ra quả báo nhẹ nhàng hơn. Vì thế, bạn hãy nỗ lực tu học, sám hối tội chướng, tích cực làm thiện, tạo ra Nghiệp mới thiện lành nhiều hơn nữa, sau một thời gian quả lành sẽ đến với bạn. 387 / Tu tập để trọn hiếu Chuyện bố của bạn hay “ công kích, lên án, cằn nhằn ” việc tu học, ăn chay của gia đình bạn có thể do một số nguyên nhân sau : Bố chưa hiểu nhiều về đạo Phật, bố thấy con cháu ăn chay “ kham khổ “ quá trong sinh hoạt đoàn tụ gia đình nên không đành, và điều quan trọng cần lưu ý là, bố nhận thấy có “ khoảng cách “ và không mấy hòa hợp trong biểu hiện của chính bạn nên lòng không vui. Giải pháp cụ thể cho vấn đề của bạn : Trước hết, nếu bố chưa hiểu nhiều về đạo Phật thì bạn cứ tùy duyên. Bạn đã “ vài lần giải thích nhẹ nhàng ” về việc tu học và ăn chay của bạn mà bố chưa hiểu thì thôi, cần tôn trọng quan điểm của bố. Không nên tranh luận nhiều về điều này, khi tâm tình cùng bố bạn cần khéo léo dẫn dắt câu chuyện sang một hướng khác về gia đình, về những người thân, những kỷ niệm thời thơ ấu v.v… Khi nhân duyên để bố hiểu đúng về đạo Phật, về giá trị tu tập của người Phật tử chưa hội đủ thì bạn cần kham nhẫn. Kế đến, bạn cần chọn thời điểm về thăm bố. Người Phật tử được khuyến khích thực hành ăn chay một tháng ít nhất là hai ngày, nhiều hơn thì càng tốt. Vì thế, bạn nên về thăm bố vào những ngày không ăn chay. Bữa cơm gia đình rất quan trọng, nếu được cùng con cháu quây quần bên mâm cơm, vừa ăn uống vừa ôn lại kỷ niệm xưa là niềm hạnh phúc lớn của người già. Trong trường hợp bạn ăn chay trường ( ăn chay mùa Vu lan chẳng hạn ), hãy cố gắng ăn chay vui vẻ, hòa hợp với mọi người trong bữa ăn gia đình, không có biểu hiện gì khác thường như tránh né hay kinh sợ mùi thực phẩm mặn. Dù việc này cũng không dễ làm nhưng bạn cần cố gắng không để việc ăn chay trở thành tiêu điểm của bất hòa. Quan trọng nhất là, bạn đừng để sự tu tập của mình tạo ra “ khoảng cách “ với người thân. Điều này rất tế nhị, có thể trở thành nỗi khó chịu với một số người, nhất là với người chưa hiểu đạo. Nên khéo léo, linh động, nhẫn nại, tùy duyên ứng xử với bố để thể hiện trọn vẹn hiếu thuận, hiếu kính và hiếu dưỡng của người Phật tử. Thiết nghĩ, hiện bố của bạn đã ở tuổi gần đất xa trời, thời gian để bố con ông cháu gặp nhau không còn nhiều nữa, nên bạn cần thăm viếng bố nhiều hơn, làm cho bố vui và hạnh phúc là điều ưu tiên nhất. Nên dù có vài quan điểm bất đồng, bạn hãy khéo kham nhẫn vượt qua để hòa hợp và chung vui với gia đình. 388 / Tổ chức quy y tại nhà được không ? Lễ quy y cho Phật tử thường được tổ chức tại chùa. Tuy vậy, tùy theo nhân duyên và hoàn cảnh mà chư Tăng (Ni) có thể tổ chức lễ quy y vào một nơi khác, như tại tư gia của Phật tử chẳng hạn. Dù tổ chức ở đâu, lễ quy y phải có sự hiện diện của ba ngôi Tam bảo Phật-Pháp-Tăng và theo đúng lễ nghi truyền quy giới. Nên việc có thầy quy y cho nhóm của bạn tại nhà một người trong nhóm với đầy đủ ba ngôi Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo là đúng pháp. Ngôi Phật bảo ở đây chính là bàn thờ Phật trong nhà, ngôi Pháp bảo là kinh và luật, ngôi Tăng bảo thì do vị thầy ấy đại diện. Tăng bảo lý tưởng cần bốn vị Tỳ-kheo hòa hợp và thanh tịnh, tuy nhiên trong tinh thần phương tiện thì một Tỳ-kheo vẫn có thể trao truyền quy giới cho các Phật tử. ......
@xuandanhhuynh9539
@xuandanhhuynh9539 3 ай бұрын
🕉️🙏🙏🙏
@HangNguyenThi-qq6nt
@HangNguyenThi-qq6nt 3 ай бұрын
❤nam mô bọn sự thích cả máu ni phật
@TrieuNguyen-im7hy
@TrieuNguyen-im7hy 3 ай бұрын
Hòa thượng mất khi nào vậy người ae
@HungNgo-mz8or
@HungNgo-mz8or 3 ай бұрын
Cố ân Sư xả báo thân lúc 15h30p 30/3/2013 âm lịch ạ. Ngài biết trước giờ tịch nên dặn dò chúng đệ tử trước khi tịch.
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 2 ай бұрын
Các Kinh khác : ( đoạn 3 ) : + Kinh Trung A Hàm : + Phẩm Thứ 1: Phẩm Bảy Pháp : Kinh Thiện Pháp; Kinh Trú Đạc Thọ; Kinh Thành Dụ; Kinh Thủy Dụ; Kinh Mộc Tích Dụ; Kinh Thiện Nhân Vãng; Kinh Thế Gian Phước; Kinh Thất Nhật; Kinh Thất Xa; Kinh Lậu Tận. + Phẩm Thứ 2 : Phẩm Nghiệp Tương Ưng : Kinh Diêm Dụ; Kinh Hòa Phá; Kinh Độ; Kinh La Vân; Kinh Tự; Kinh Già Lam; Kinh Già Di Ni; Kinh Sư Tử; Kinh Ni Kiền; Kinh Ba La Lao. + Phẩm Thứ 3 : Phẩm Xá Lê Tử Tương Ưng : Kinh Đẳng Tâm; Kinh Thành Tựu Giới; Kinh Trí; Kinh Sư Tử Hống; Kinh Thủy Dụ; Kinh Cù Ni Sư; Kinh Phạm Chí Đà Nhiên; Kinh Giáo Hóa Bệnh; Kinh Đại Câu Hi La; Kinh Tượng Tích Dụ; Kinh Phân Biệt Thánh Đế. + Phẩm Thứ 4: Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp : Kinh Vị Tằng Hữu Pháp; Kinh Thị Giả; Kinh Bạc Câu La; Kinh A Tu La; Kinh Địa Động; Kinh Chiêm Ba; Kinh Úc Già Trưởng Giả ( I ); Kinh Úc Già Trưởng Giả ( II ); Kinh Thủ Trưởng Giả ( I ); Kinh Thủ Trưởng Giả ( II ). + Phẩm Thứ 5 : Phẩm Tập Tương Ưng : Kinh Hà Nghĩa; Kinh Bất Tư; Kinh Niệm; Kinh Tàm Qúy ( I ); Kinh Tàm Qúy ( II ); Kinh Giới ( I ); Kinh Giới ( II ); Kinh Cung Kính ( I ); Kinh Cung Kính ( II ); Kinh Bổn Tế; Kinh Thực ( I ); Kinh Thực ( II ); Kinh Tận Trí; Kinh Niết Bàn; Kinh Di Hê; Kinh Tức Vị Tỳ Kheo Thuyết + Phẩm Thứ 6 : Phẩm Vương Tương Ưng : Kinh Thất Bảo; Kinh Tam Thập Nhị Tướng; Kinh Tứ Châu; Kinh Ngưu Phấn Dụ; Kinh Tần Bề Sa La Vương Nghinh Phật; Kinh Bệ Bà Lăng Kỳ; Kinh Thiên Sứ; Kinh Ô Điểu Dụ; Kinh Thuyết Bổn; Kinh Đại Thiên Nại Lâm; Kinh Đại Thiên Kiến Vương; Kinh Tam Thập Dụ; Kinh Chuyển Luân Vương; Kinh Bệ Tứ. + Phẩm Thứ 7 : Phẩm Trường Thọ Vương : KInh Trường Thọ Vương Bổn Khởi; Kinh Thiên; Kinh Bát Niệm; Kinh Tịnh Bất Động Đạo; Kinh Úc Già Chi La; Kinh Sa Kê Đế Tam Tộc Tánh Tử; Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật; Kinh Hữu Thắng Thiên; Kinh Ca Hi Na; Kinh Niệm Thân; Kinh Chi Ly Di Lê; Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thụy Miên; Kinh Vô Thích; Kinh Chân Nhân; Kinh Thuyết Xứ. + Phẩm Thứ 8 : Phẩm Uế : Kinh Uế Phẩm; Kinh Cầu Pháp; Kinh Tỳ Kheo Thỉnh; Kinh Tri Pháp; Kinh Chu Na Vấn Kiến; KInh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ; Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí; Kinh Hắc Tỳ Kheo; Kinh Trụ Pháp; Kinh Vô. + Phẩm Thứ 9 : Phẩm Nhân : Kinh Đại Nhân; Kinh Niệm Xứ; Kinh Khổ Ấm ( I ); Kinh Khổ Ấm ( II ); Kinh Tăng Thượng Tâm; Kinh Niệm; Kinh Sư Tử Hống; Kinh Ưu Đàm Bà La; Kinh Nguyện; Kinh Tưởng. + Phẩm Thứ 10 : Phẩm Lâm : Kinh Lâm ( I ); Kinh Lâm ( II ); Kinh Tự Quán Tâm ( I ); Kinh Tự Quán Tâm ( II ); Kinh Đạt Phạm Hạnh; Kinh A Nô Ba; Kinh Chư Pháp Bổn; Kinh Ưu Đà La; Kinh Mật Hoàn Dụ; Kinh Cù Đàm Di. + Phẩm Thứ 11 : Phẩm Đại ( Phần Đầu ) : Kinh Nhu Nhuyến; Kinh Long Tượng; Kinh Thuyết Xứ; Kinh Thuyết Vô Thường; Kinh Thỉnh Thỉnh; Kinh Chiêm Ba; Kinh Sa Môn Nhị Thập Ức; Kinh Bát Nạn; Kinh Bần Cùng; Kinh Hành Dục; Kinh Phước Điền; Kinh Ưu Bà Tắc; Kinh Oán Gia; Kinh Giáo; Kinh Hàng Ma; Kinh Lại Tra Hòa La; Kinh Ưu Bà Ly; Kinh Thích Vấn; Kinh Thiện Sanh; Kinh Thương Nhân Cầu Tài; Kinh Thế Gian; Kinh Phước; Kinh Tức Chỉ Đạo; Kinh Chí Biên; Kinh Dụ. + Phẩm Thứ 12 : Phẩm Phạm Chí ( Phần Đầu ) : Kinh Vũ Thế; Kinh Thương Ca La; Kinh Toán Số Mục Kiền Liên; Kinh Cù Mặc Mục Kiền Liên; Kinh Tượng Tích Dụ; Kinh Văn Đức; Kinh Hà Khổ; Kinh Hà Dục; Kinh Uất Sấu Ca La; Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa. + Phẩm Thứ 12 : Phẩm Phạm Chí ( Phần Sau ) : Kinh Anh Vũ; Kinh Man Nhàn Đề; Kinh Bà La Bà Đường; Kinh Tu Đạt Đa; Kinh Phạm Ba La Diên; Kinh Hoàng Lô Viên; Kinh Đầu Na; Kinh A Già La Ha Na; Kinh A Lan Na; Kinh Phạm Ma. + Phẩm Thứ 13 : Phẩm Căn Bổn Phân Biệt : Kinh Phân Biệt Lục Giới; Kinh Phân Biệt Lục Xứ; Kinh Phân Biệt Quán Pháp; Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên; Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn; Kinh A Nan Thuyết; Kinh Ý Hành; Kinh Câu Lâu Sấu Vô Tránh; Kinh Anh Vũ; Kinh Phân Biệt Đại Nghiệp. + Phẩm Thứ 14 : Phẩm Tâm : Kinh Tâm; Kinh Phù Di; Kinh Thọ Pháp ( I ); Kinh Thọ Pháp ( II ); Kinh Hành Thiền; Kinh Thuyết; Kinh Lạp Sư; Kinh Ngũ Chi Vật Chủ; Kinh Cù Đàm Di; Kinh Đa Giới. + Phẩm Thứ 15 : Phẩm Song : Kinh Mã Ấp ( I ); Kinh Mã Ấp ( II ); Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm ( I ); Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm ( II ); Kinh Cầu Giải; Kinh Thuyết Trí; Kinh A Ni Da; Kinh Thánh Đạo; Kinh Tiểu Không; Kinh Đại Thiên + Phẩm Thứ 16 : Phẩm Đại ( Phần Sau ) : Kinh Ca Lâu Ô Đà Di; Kinh Mâu Lê Phá Quần Na; Kinh Bạt Đà Hòa Lợi; Kinh A Thấp Bối; Kinh Châu Na; Kinh Ưu Ba Ly; Kinh Điều Ngự Địa; Kinh Si Tuệ Địa; Kinh A Lê Tra; Kinh Trà Đế. + Phẩm Thứ 17 : Phẩm Bô Đa Lợi : Kinh Trì Trai; Kinh Bô Lị Đa; Kinh La Ma; Kinh Ngũ Hạ Phần Kết; Kinh Tâm Uế; Kinh Tiễn Mao ( I ); Kinh Tiễn Mao ( II ); Kinh Bệ Ma Na Tu; Kinh Tỳ Kheo Ni Pháp Lạc; Kinh Đại Câu Hy La. + Phẩm Thứ 18 : Phẩm Lệ : Kinh Nhất Thiết Trí; Kinh Pháp Trang Nghiêm; Kinh Bệ Ha Đề; Kinh Đệ Nhất Đắc; Kinh Ái Sanh; Kinh Bát Thành; Kinh A Na Luật Đà ( I ); Kinh A Na Luật Đà ( II ); Kinh Kiến; KInh Tiễn Dụ; Kinh Lệ. ......
@thanhphongho7004
@thanhphongho7004 3 ай бұрын
Adidaphat ❤❤❤
@tronghuyha7711
@tronghuyha7711 2 ай бұрын
Nam Mô A Di Đà Phật
@andyang1242
@andyang1242 2 ай бұрын
A Di Đà Phật
@user-qv1yo3qe1q
@user-qv1yo3qe1q 2 ай бұрын
Phật Pháp và Cuộc Sống : Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp : ( đoạn 139 ) : 410 / Làm sao chuyển hóa tâm bất kính ? Thiết nghĩ, có ba trường hợp chính để hình thành tâm bất kính trong bạn hiện nay : Thứ nhất, bạn mới bắt đầu học đạo, khi hiểu biết về giáo pháp chưa sâu rộng, khi niềm tin Tam bảo chưa được vững chắc, thì có thể bạn nghe những đối luận không thiện cảm với Phật giáo, hay biết được những hạn chế của hàng đệ tử Phật ( đơn cử như có vị xuất gia hoặc cư sĩ khiếm khuyết đạo đức chẳng hạn ), những điều ấy sẽ dễ khiến bạn hoài nghi, mất thiện cảm dẫn đến sinh tâm bất kính Tam bảo. Thứ hai, nếu bạn đủ hiểu biết để nhìn thấu hai mặt của vấn đề, và đủ bao dung khi nhìn mọi sự trong tính tương đối nhưng vẫn dấy khởi ý nghĩ bất kính Tam bảo, có thể đó là hiệu ứng của những xung đột quan điểm trong chính bản thân bạn. Thứ ba là những hạt giống ngã mạn ở quá khứ còn vương lại trong tâm thức bạn nay đủ duyên bộc phát. Với trường hợp thứ nhất, bạn cần tìm hiểu Phật pháp nhiều hơn nữa, đặc biệt là cần tham vấn những vị có kinh nghiệm tu học để tháo gỡ những vướng mắc cho bạn. Đạo Phật chủ trương “ đến để thấy ”, thấy rõ rồi mới tin. Với niềm tin được trí tuệ soi sáng, bạn sẽ luôn vững vàng trước những đối luận không thiện cảm về Phật giáo. Kế đến, nhân cách tốt hay xấu của những người bạn đạo vẫn ảnh hưởng đến niềm tin của mình nhưng đó là bên ngoài, thứ yếu. Bạn cần phát huy tuệ giác để thấy rằng, cốt tủy của người học Phật vẫn là “ Hãy tự mình nương tựa hòn đảo chính mình ”. Không có tổ chức hay cá nhân nào tuyệt đối hoàn hảo cả. Người xưa nói “ nhơn hư, đạo bất hư ” nhằm nhắc nhở mình, mọi chuyện với cá nhân đều có thể xảy ra nhưng với đạo thì luôn tốt đẹp. Tháo gỡ được những vướng mắc này sẽ góp phần chuyển hóa tâm bất kính của bạn. Với trường hợp thứ hai, khi tiếp cận với cái mới thì xung đột nội tại là vấn đề thường xảy ra. Bạn đang tìm hiểu và từng bước xác lập niềm tin vào đạo Phật, dĩ nhiên có nhiều điều mới mẻ trong Phật giáo khác với tín ngưỡng truyền thống hay các tư tưởng, triết học mà bạn đã tiếp nhận từ trước. Sự phân biệt, so sánh, phân vân, hoài nghi, chấp nhận và phủ nhận giữa cái cũ và mới sẽ hình thành trong giai đoạn này, từ đó góp phần làm dấy khởi tâm bất kính. Nếu cần thì bạn hãy dành cho mình một khoảng lặng để chiêm nghiệm trước khi quyết định. Ở đây, bạn nên học theo tinh thần tự do tín ngưỡng của Đức Phật : “ Khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện, các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kalama, các người hãy đạt đến và an trú ”. Rõ ràng theo tinh thần này, bạn sẽ đến với đạo Phật bằng sự tự do, chủ động với trí tuệ mà không hề chịu bất cứ áp lực nào cả. Với trường hợp thứ ba, bạn nên biết rằng, tâm thức chúng ta lưu giữ tất cả những chủng tử nghiệp thiện ác, khi chưa đủ duyên thì tiềm ẩn, khi đủ duyên thì chúng trỗi dậy. Nếu tâm bất kính Tam bảo dấy khởi mà không có nguyên nhân rõ ràng như đã phân tích ở trên, thì chắc chắn đây là biểu hiện cụ thể của nghiệp ngã mạn trong quá khứ. Để chuyển hóa tâm bất kính này, bạn cần thành tâm lễ Phật sám hối những nghiệp xấu ngã mạn. Người bình thường không thể kiểm soát được những ý tưởng bất chợt của mình. Nên khi những ý nghĩ bất kính xuất hiện, ngay thời điểm đầu tiên nó chưa phải là tội lỗi. Nhưng nếu không phản tỉnh để dừng lại mà cứ duyên theo nó thì sẽ tạo nên ý nghiệp xấu ác. Do vậy, muốn vượt qua chướng ngại này, bạn cần nương theo pháp lễ Phật sám hối để hóa giải nghiệp ngã mạn trong quá khứ và phát huy tuệ giác để hiểu đúng Chánh pháp. Tin và hiểu song hành sẽ giúp bạn hóa giải mọi nghi ngờ, bất kính để đến với đạo Phật một cách chủ động, tự do và tự nguyện. 411 / Không nên mua cá nuôi để phóng sinh Nếu như phóng sinh theo cách ra chợ mua các con cá đang chờ chết về tìm chỗ thích hợp rồi thả thì không có gì phải nói. Hiện nay một số nơi tổ chức phóng sinh cá rất quy mô, số lượng lớn mà lấy nguồn cá từ trại nuôi cá, dù tiện lợi cho người tổ chức ( một cuộc gọi là có đủ ) nhưng đã bộc lộ nhiều điều bất cập, có thể khiến cho việc làm phước ấy trở nên vô phước, thậm chí là mang tội. Ai cũng biết rõ, khi mua cá nuôi từ ao hồ của trại cá để phóng sinh thì phần lớn đều bị tổn hại. Bởi lẽ nhiều loài cá nuôi phục vụ phóng sinh khi thả ra sông lớn hoặc kênh rạch khác đều không thích nghi được: không thể tự kiếm ăn, môi trường sống khác lạ hay bị ô nhiễm nặng nề, bị người xấu đánh bắt ngay sau khi được thả, bị các loài khác tấn công và giết chết. Đơn cử như, những ai sống ở TP.HCM sẽ thường thấy cảnh cá phóng sinh chết hàng loạt ở đầu nguồn kinh Nhiêu Lộc. Đây là một sự thật nghiệt ngã mà các nhà tổ chức phóng sinh cần dũng cảm nhìn nhận để tìm một phương cách khác đúng đắn hơn. Do vậy, khi thực hành phóng sinh cá, người đệ tử Phật có chánh kiến nên chú trọng đến nội dung hơn là hình thức của việc mình đang làm. Không mua cá từ dịch vụ, trại cá chuyên nuôi để cung cấp phóng sinh mà nên mua ở chợ. Chọn mua các loại cá có khả năng thích ứng cao với môi trường mới. Tìm nơi thích hợp để thả, giúp cho cá có thể sống được. Cần tuyệt đối tránh việc phóng sinh của mình mà thành ra “ phóng tử ” thì chẳng những không được phước mà còn mang tội. ......
@kingofthegame007
@kingofthegame007 3 ай бұрын
Nam mô a di đà Phật. 🙏🙏🙏
@yenbuithihai2737
@yenbuithihai2737 3 ай бұрын
A Di Đà Phật
Climbing to 18M Subscribers 🎉
00:32
Matt Larose
Рет қаралды 35 МЛН
tổng hợp những bài pháp SƯ KHANG khai thị
45:33
Niemvuitoimoinha
Рет қаралды 20 М.
Cuộc Đời Nhân Duyên Và Phước Đức  | HT Thích Giác Hạnh Thuyết Giảng Mới 2023
53:49
1❤️ #shorts
0:17
Saito
Рет қаралды 11 МЛН
天使的牙刷被小丑这么用?#short #angel #clown
0:14
Super Beauty team
Рет қаралды 14 МЛН