No video

Kỷ niệm ngày đức Phật xuất gia

  Рет қаралды 1,174

Thiện Tâm Media

Thiện Tâm Media

Жыл бұрын

KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT XUẤT GIA.
Vào ngày Trăng tròn tháng 4, năm 623 trước công nguyên tại vườn Lâm Tỳ Ni gần thành Ca Tỳ La Vệ (hiện nay là vùng biên giới giữa Nepal và Ấn Độ). Đức Phật Thích Ca đã giáng sinh có tên là Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da đang trị vì một vương quốc nhỏ của bộ tộc Thích Ca.
Chuyện kể rằng khi sinh ra, Thái Tử đã có đầy đủ hảo tướng. Nhà tiên tri A-tư-đà tiên đoán rằng sau này nếu làm vua sẽ là một bậc chuyển luân thánh vương cai trị khắp thiên hạ, còn nếu xuất gia tu hành thì sẽ đạt quả vị giác ngộ và làm vị giáo chủ. Vua cha Tịnh Phạn không muốn con đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để cho tiếp xúc với cảnh khổ, bao bọc Thái Tử trong cung vàng điện ngọc, cho kết hôn với công chúa Da-du-đà-la.
Năm lên mười, nhân ngày lễ Tịch Điền, Thái Tử theo vua cha Tịnh Phạn ra đồng xem dân chúng cày cấy. Cảnh xuân, mới nhìn qua, thật là đẹp mắt, nhưng tâm hồn Thái Tử không phải là một tâm hồn hời hợt, xét đoán nông nổi. Trái lại, Ngài nhìn sâu vào trong cảnh vật và đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ an vui như khi mới nhìn qua.
Ngài thấy người nông phu và trâu bò phải làm việc cực nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Chim chóc tranh nhau ăn tươi nuốt sống côn trùng đang giãy giụa trên những luống đất mới cày.
Một lần khác, Ngài xin phép vua cha đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Ra đến cửa Ðông, Ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt lờ, tai điếc, lưng còng, nương gậy lần từng bước ngập ngừng như sắp ngã. Ðến cửa Nam, Ngài thấy một người ốm nằm trên cỏ, đang khóc than rên siết, đau đớn vô cùng. Ðến cửa Tây, Ngài trông thấy một cái xác chết nằm giữa đường, ruồi nhặng bu bám, trương phình lên. Ba cảnh khổ già, bệnh, chết, cộng thêm cảnh tượng tương tàn trong cuộc sống mà Thái Tử đã chứng kiến hôm lễ Tịch Điền, khiến Ngài đau buồn, thương xót chúng sinh vô cùng.
Trong một lần gặp vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Thái Tử trong lòng nảy sinh một niềm cảm mến đối với vị tu sĩ. Ngài vội vã đến chào và hỏi về ích lợi của sự tu hành. Vị Sa môn đáp: “Tôi tu hành là quyết dứt bỏ mọi sự ràng buộc của cuộc đời, cầu thoát khổ, viên thành chính giác để phổ độ chúng sinh đều được giải thoát” đã giúp Thái tử sớm thấy được con đường dẫn đến giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi khổ đau và bất hạnh của đời người, con đường dẫn tới cõi Niết bàn bất tử.
Từ đó, Ngài nhận thấy cảnh mình đang sống đây không phải là hạnh phúc chân thật, mà là mê muội. Vì tình thương bao la vô bờ bến đối với nhân loại đang đau khổ bất hạnh, Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa, giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ. Ngài đã sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi cảnh sinh, lão, bệnh, tử.
Thế nhưng, với tâm thức của một vị Bồ-tát thị hiện, chỉ cần một vài cảnh khổ của trần gian lọt vào mắt ngài, và với tư duy tuệ giác của một vị bồ-tát đang hiện thân để thực hành hạnh nguyện, ngài đã “thấy” được tất cả sự huyển hóa của chốn trần gian và khổ đau của nhân loại và vì thế chí nguyện xuất gia tìm đạo cứu độ chúng sanh cứ nung nấu tâm can ngài không lúc nào rời khỏi. Bao nhiêu dục lạc trong chốn cung cấm mà ngài đang có đã không làm cho ngài vơi đi nỗi niềm này.
Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng quyết tâm từ bỏ gia đình, xuất gia cầu đạo. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn. Lúc này, với Thái tử, lâu đài, cung điện không còn là nơi ở thích hợp nữa. Lòng Ngài nặng trĩu tình thương chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Ngài càng thêm quyết tâm xuất gia cầu đạo, đi tìm con đường cứu khổ cho muôn loài.
Đêm mồng 8 tháng 2 âm lịch, Thái tử từ bỏ tất cả, để khoác trên mình bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ, từ nay bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo. Khi đó Ngài mới 19 tuổi.
Thế rồi sau hai lần học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, cuối cùng là bốn mươi chín ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây tất-bát-la bên dòng sông Ni-liên-thuyền ngài đã chứng thành đạo quả tìm ra chân lý cứu chúng sanh. Kể từ đó ngài đem ánh đạo mầu hoằng hóa, và kể từ đó ánh đạo vàng đã sáng soi khắp cõi ta-bà, cứu độ muôn vàn chúng sanh, thoát khỏi bể khổ trầm luân, đồng thời để cho hôm nay chúng ta được duyên phước nhận mình là đệ tử của ngài, và học theo ngài trên hành trình giải thoát, biển khổ đến bến bờ an vui, giải thoát.
Sau 49 năm thuyết pháp độ đời, những lời dạy của Ngài được kết tập lại trong 3 tạng kinh điển (Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng), Đức Phật đã khai thị cho loài người biết rằng: “Bất cứ một ngư ời nào, với sự nỗ lực của bản thân, đều có thể vươn lên tới đỉnh cao nhất của giác ngộ và giải thoát, như chính Đức Phật vậy”.

Пікірлер
Những Câu Chuyện Khi Phật Còn Tại Thế 4/4
1:05:17
Nhóm Diệu Thiện
Рет қаралды 579 М.
No empty
00:35
Mamasoboliha
Рет қаралды 12 МЛН
Jumping off balcony pulls her tooth! 🫣🦷
01:00
Justin Flom
Рет қаралды 33 МЛН
Каха заблудился в горах
00:57
К-Media
Рет қаралды 11 МЛН
Lợi ích to lớn từ sự kiện xuất gia của Thái tử Tất Đạt Đa
19:56
Phạm Thị Yến (Tâm Chiếu Hoàn Quán)
Рет қаралды 40 М.
Lịch sử Đức Phật Thích Ca (Đầy đủ, chính xác nhất)
1:56:21
Khất Sĩ Bình Định
Рет қаралды 571 М.
Tôn Giả A Nan Đà - Thập Đại Đệ Tử Truyện | Thanh Tịnh Pháp
1:12:01
Nhạc Phật Giáo Diệu Đan | Vol 2 Hoa Vô Thường
39:12
Diệu Đan Official
Рет қаралды 121 М.
No empty
00:35
Mamasoboliha
Рет қаралды 12 МЛН