Nhạc sĩ Hoàng Nguyên - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam (1930-2000)

  Рет қаралды 7,736

Mây Viễn Phương

Mây Viễn Phương

Жыл бұрын

Hoàng Nguyên tên thật là Cao Cự Phúc, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 tại xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Lúc nhỏ theo học trường Quốc học Huế. Đầu thập niên 1950, Hoàng Nguyên tham gia kháng chiến nhưng rồi từ bỏ quay về thành phố.
Lên ở Đà Lạt, Hoàng Nguyên dạy học tại trường tư thục Tuệ Quang, thuộc chùa Linh Quang, khu số 4 Đà Lạt, do Thượng tọa Thích Thiện Tấn làm Hiệu trưởng. Thầy giáo Cao Cự Phúc dạy Việt văn lớp đệ lục. Trong ở đó, ông là thầy giáo dạy nhạc cho Nguyễn Ánh 9, người sau này trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời là nhạc công chơi đàn dương cầm.
Năm 1956, trong một đợt lùng bắt ở Đà Lạt, do trong nhà có cả bản Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, người mà Hoàng Nguyên rất ái mộ, Hoàng Nguyên bị bắt và đày ra Côn Đảo khoảng năm 1957.
"... Ở Côn Sơn, thiên tình sử của người nghệ sĩ Hoàng Nguyên mở đầu với cảnh tình éo le và tan tác. Là một tài hoa đa dạng, người tù Hoàng Nguyên được vị Chỉ Huy Trưởng đảo Côn Sơn mến chuộng nên đã đưa chàng ta về tư thất dạy Nhạc và Việt văn cho con gái ông, tên H. năm đó khoảng 19 tuổi... Mối tình hai người nhóm lên vũ bảo. Trăng ngàn sóng biển đã là môi trường cho tình yêu ngang trái nầy nẩy nở.
Chợt khi người con gái của Chúa Đảo mang thai. Mối tình hai nhịp so le bị phát giác. Để giữ thể thống cho gia đình. Vị Chúa Đảo giữ kín chuyện nầy và chỉ bảo riêng với người gây ra tai họa là nhạc sĩ Hoàng Nguyên: ông ta đòi hỏi Hoàng Nguyên phải hợp thức hóa chuyện lứa đôi của hai người với điều kiện vận động cho người nhạc sĩ được trả tự do..." (Lâm Tường Dũ - Tình Sử Nhạc Khúc).
Hoàng Nguyên được trả tự do, trở về Sài Gòn, tiếp tục sáng tác và dạy học ở trường tư thục Quốc Anh. Năm 1961, Hoàng Nguyên theo học tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn, ban Anh văn. Trong thời gian theo học đại học, Hoàng Nguyên có quen biết với ông Phạm Ngọc Thìn, thị trưởng thành phố Phan Thiết. Bà Phạm Ngọc Thìn là nữ diễn viên Huỳnh Khanh, mến mộ tài năng của Hoàng Nguyên đã nhận ông làm em nuôi. Hoàng Nguyên dạy kèm cho Ngọc Thuận, con gái ông bà Phạm Ngọc Thìn. Hai người yêu nhau và Hoàng Nguyên trở thành con rể ông bà Phạm Ngọc Thìn. Trước đó Hoàng Nguyên có ý định quay lại với cô gái ở Côn Sơn, nhưng cô đã đi lấy chồng. Ca khúc Thuở ấy yêu nhau ra đời trong khoảng thời gian đó.
Năm 1965, Hoàng Nguyên bị động viên vào Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau đó chuyển về Cục Quân Cụ, dưới quyền của Đại tá nhạc sĩ Anh Việt Trần Văn Trọng và được giao quản lý ban nhạc Hương Thời Gian của Anh Việt. Hương Thời Gian xuất hiện trên truyền thanh và truyền hình Sài Gòn đã thu hút khá đông khán thính giả.
Ông qua đời vào ngày 21 tháng 8 năm 1973 ở Vũng Tàu trong một vụ tai nạn giao thông.
Biên soạn: Hoài Nam, SBS Radio, Úc Châu.
Cover Mây Viễn Phương
Fanpage: / sevenarts89
#NhacsiHoangNguyen #hoangnguyen #TaAoTim #EmChoAnhTroLai #DuongNaoLenThienThai #Hoàng_Nguyên
#tinhkhucbathu #nhacxua #nhacvangxua #nhactrutinh #nhachaingoai #nhachay #pre1975 #nhactienchien #tinhkhucdedoi #nhacchonloc #Nhạc_Sĩ_Hoàng_Nguyên #MotchieulangthangbendongHuongGiang

Пікірлер: 20
@user-os1to6og3w
@user-os1to6og3w 18 күн бұрын
Cam on nguoi dan Chuong trinh voi nhung loi dan Giai to rang Va rat hay cua cua Hoai Nam . Hoang Nguyen cung la mot trong nhung nhac si rat hay truoc 75
@hongvo947
@hongvo947 Жыл бұрын
Cảm ơn chương trình 70 năm tình ca tân nhạc VN. Những bài hát được chọn ra rất hay . Bài Eem chờ anh trở lại là bài hát tặng người bạn gái đầu tiên của anh ở quê hương. Thực ra anh là người Phủ Diễn Nghệ An nhưng anh sinh sống với gia đình một giai đoạn dài ở Quảng Trị nên nói anh là người Quảng Trị cũng đúng. Anh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương người Quảng Trị khi công tác ở Vinh không có nhà ở nên ở nhờ trong nhà ông của anh( cụ Hàn Cao- Hội .trường Hội y học dân tộc NA)và HN cũng ở đây và được NVTdayj nhạc trong 1 năm . Sau đó ông Thường ra Hà nội công tác sau này ông là giám đốc học viện âm nhạc Việt Nam
@hongvo947
@hongvo947 Жыл бұрын
Hiện tại có hơn 50 bài hát của anh đang được lưu truyền nhưng ít người hát vì bài hát của anh nói nhiều về kháng chiến, nỗi niềm nỗi niềm chia cắt đất nước, tình duyên dang dỡ, v.v… buồn lo nhiều hơn niềm vui… Số bài hát sáng tác của anh không ít đâu. Hơn 200 bài hát anh gửi cho bố mẹ lưu giữ là những bài hát chưa được lưu truyền như hơn 50 bài đã được hát rộng rãi cùng với những tài liệu hoạt động của anh đã bị cháy trụi khi ngôi nhà của gia đình ở Quảng Trị bị thiêu cháy do chiến tranh.
@lpham6607
@lpham6607 Жыл бұрын
Nguoi Viet bay gio bi Cong san kiem soat cai NAO cua ho , cho nen ho khong nhu the he truoc 75
@hongvo947
@hongvo947 2 ай бұрын
Nghe lại bài Tà áo tím lần này hay hơn hay hơn rình cảm hơn ấm áp hơn.
@forgetmenot6563
@forgetmenot6563 Ай бұрын
❤❤❤
@hongvo947
@hongvo947 2 ай бұрын
Cảm ơn mc Hoài Nam nhiều lắm!
@Longha21
@Longha21 Жыл бұрын
hay q úa ạ
@lpham6607
@lpham6607 Жыл бұрын
HL hat nghe CHAT tai qua. Ha Thanh hat hay hon. 13/4/2023 thank you
@tamnguyen3368
@tamnguyen3368 9 ай бұрын
Cám ơn anh Hoài Nam ❤❤️❤️🌹🌹🌹
@thinhhuynh570
@thinhhuynh570 3 ай бұрын
CAM ON TAC GIA DA CHO NGHE MOT GOC CUOC DOI NHAC SI HOANG NHUYEN ❤
@hongvo947
@hongvo947 Жыл бұрын
Hoàng Nguyên sáng tác nhiều bài hát trong kháng chiến rất hay, rất tâm tư. Anh luôn mong ước tương lai đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ thống nhất. Tình yêu sẽ mãi tồn tại trong mỗi người.
@lpham6607
@lpham6607 Жыл бұрын
Vay sao ??? kkkkk
@lpham6607
@lpham6607 Жыл бұрын
Ong chi co 10 sang tac. O dau goi la NHIEU. Dung chung to la ban thong minh..kkkkk
@dattrieunhan9955
@dattrieunhan9955 2 ай бұрын
@@lpham6607 Ai lên xứ hoa đào (1961) Anh đi mai về (1954) Anh đi về đâu (1961) Bài thơ hoa đào (1960) Cho người tình lỡ (1970) Đà Lạt mưa bay (Hoàng Nguyên & Ngô Xuân Hậu) Đàn ơi xa rồi (1954) Đi giữa quê hương (1970) Đừng trách gì nhau (1970)[2] Đường nào em đi Đường nào lên Thiên Thai (1960) Duyên nước tình trăng (1957) Em chờ anh trở lại (1963) Gió mới (1955) Gió trăng ngàn (1965) Gió thu về (1960) Hương thu về (1954) Lá rụng ven song (1960) Lời dặn dò (1965) Lời người ở lại Người em Tây Đô (Hoàng Nguyên & Đỗ Kim Bảng) (1963) Nước mắt đêm xuân (Tâm sự đêm xuân) (1964) Sao em không đến (1968) Tà áo tím (1963) Thuở ấy yêu nhau (1964) Tiếng hai đêm (1957) (Hoàng Nhân) Tiếng chuông Linh Mụ (Hoàng Nguyên & Tô Kiều Ngân) (1968) Tình người miền Nam (Hoàng Nguyên & Hồ Đình Phương) (1957) Tìm về nhà em (1961) Tôi sẽ về thăm em (1962) Trăng về quê hương (1956) (Hoàng Nhân)
@lyquynhhoatran6254
@lyquynhhoatran6254 7 ай бұрын
Nhacc hay quá ạ❤❤❤❤❤.1111.❤❤❤❤
@hiepnguyen4345
@hiepnguyen4345 Жыл бұрын
Cám ơn chương trình âm nhạc Mây viễn phương ❤
@caoanhtu1224
@caoanhtu1224 11 ай бұрын
Ông không phải là người Quảng Trị nhé. Ông người dòng họ Cao chúng tôi. Quê ở Diễn Châu. Nghệ An. Cha ông là cụ Cao Cự Bàng làm phiên dịch Tiếng Pháp nên thường gọi là Bàng Thông
@Dohai5245
@Dohai5245 4 күн бұрын
Nghệ An nói năng trọ trẹ khó nghe quá 😂😂😂😂
Mom's Unique Approach to Teaching Kids Hygiene #shorts
00:16
Fabiosa Stories
Рет қаралды 10 МЛН
How Many Balloons Does It Take To Fly?
00:18
MrBeast
Рет қаралды 156 МЛН
تجربة أغرب توصيلة شحن ضد القطع تماما
00:56
صدام العزي
Рет қаралды 57 МЛН
Hoàng Thi Thơ I -  Tình ca thời chinh chiến - Tơ lòng trên phím nhạc 060
53:22
TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC
Рет қаралды 12 М.
Stray Kids "Chk Chk Boom" M/V
3:26
JYP Entertainment
Рет қаралды 33 МЛН
Malohat
3:35
Xamdam Sobirov - Topic
Рет қаралды 786 М.
BABYMONSTER - ‘FOREVER’ M/V
3:54
BABYMONSTER
Рет қаралды 83 МЛН
Alisher Konysbaev - Suie ala ma? | Official Music Video
2:24
Alisher Konysbaev
Рет қаралды 749 М.