sự thật về nền "công nghiệp" giáo dục

  Рет қаралды 69,294

An Lê

An Lê

Күн бұрын

"nền giáo dục cần một cuộc cách mạng", đó là những gì mình luôn nghe được từ những nhà giáo dục có tâm với nghề. vì sao chúng ta lại phải quan tâm đến nền giáo dục? để hiểu bản thân mình và cả tương lai của nhân loại. hôm nay mình sẽ bàn luận một chút về vấn đề này.
➭ Instagram: hoaian_le // ngnayngkia 🍒
➭ TIMELINE:
0:00 - Intro
0:15 - mô hình giáo dục
2:07 - nền "công nghiệp" giáo dục
4:53 - giáo dục tự nhiên
6:45 - hao mòn
7:51 - sợ sai
9:25 - tự học
♫ Nhạc bản quyền của Epidemic Sound (bạn có thể đăng ký qua link affiliate này để có 7 ngày dùng thử miễn phí): www.epidemicsound.com/referra...
➭ Editting Software: Adobe Premiere Pro.
➭ Mình học edit tại Skillshare. Bạn có thể dùng những link dưới đây:
Dùng thử miễn phí trong 1 tháng: skillshare.eqcm.net/AnLe3103
Giảm 30% cho năm: skillshare.eqcm.net/c/5208155...
➭ SÁCH NHẮC TRONG VIDEO:
The end of Education - Neil Postman
➭ ILLUSTRATED using AI Midjourney

Пікірлер: 385
@bichthuynguyen3142
@bichthuynguyen3142 5 ай бұрын
Giỏi lắm cháu ạ! Các bạn trẻ bây giờ thông minh và nhìn nhận vấn đề một cách nhạy bén hơn các thế hệ trước! Cô mới tìm ra những điều này cách đây 10 năm tuy nhiên khi chia sẻ vẫn có nhiều người giễu cợt! vì đụng chạm đến:"Nền giáo dục" giống như đụng chạm đến một ngôi đền thiêng vì ai cũng sợ đi ngược lại với giáo dục ở trường vì cái tâm lý:"Tôn sư học đạo" nên mọi người cứ cắm cúi làm theo sự dẫn dắt của người khác mà đánh mất mình! Nếu cháu không ngại cho cô kết bạn, cô mời cháu về trang văn của cô để mọi người cùng đọc những bài viết của cháu. Cô có một điều góp ý với cháu nếu cháu muốn làm Vidéoclip cho người nước ngoài thì ta nên nói tiếng Anh còn nếu cháu muốn làm cho người Việt nhất là nhiều người già như cô mắt khoongnhifn rõ để đọc tiếng Việt thì cháu nên nói tiếng Việt cháu ạ.
@whiskynguyen6059
@whiskynguyen6059 10 ай бұрын
Nhớ hồi xưa đi học, ngoài giờ học chính quy trên lớp e còn phải đi học thêm bên ngoài Thời đó ai cũng tưởng đâu mình học nhiều vậy là giỏi nhưng thực tế là học lại những kiến thức đã dạy trên lớp (ví dụ như toán lý hóa). Cho dù được gọi là "học thêm," những thực tế là chả học thêm được cái kỹ năng hay kiến thức gì mới mẻ cả!
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
uah hồi xưa c chỉ học mỗi tiếng Anh v Hoá năm lớp 10-11 thôi là thấy mệt lắm rồi ý, ko có đủ năng lượng đu thêm môn khác. nói chung là học để đối phó cho qua cho xong chuyện :(
@nio_ng
@nio_ng 10 ай бұрын
Video này của c giúp e trả lời được câu hỏi em nghĩ mãi: tại sao các bạn sv lên đại học nhận ra mình chọn nhầm ngành không dám đổi ngành mình phù hợp và yêu thích? Sợ sai, sợ bị phủ nhận, can đảm gần như không còn - hệ quả của 12 năm đi học. Nhưng em đến năm 3, em đã dám đổi ngành. E nhận ra là nhờ có sự giáo dục không gò bó của mẹ mà e dám làm thế. E cũng nhận ra hầu hết bố mẹ ko giống mẹ em, họ đánh giá con, dạy con cùng dựa trên tiêu chuẩn nền giáo dục 12 năm này, điều này cộng hưởng với các tiết học trên lớp, làm cho hs không còn muốn phản kháng - giống như chị nói. Phần còn lại chính là thực tế và lịch sử. Sau này có thể chúng ta không có khả năng thay đổi nền giáo dục, nhưng cta cũng hiểu đủ rõ nó để có thể làm bệ phóng, chỗ dựa cho thế hệ tiếp theo của mình.
@SaKb87
@SaKb87 10 ай бұрын
Huhu chị nói hay quá. Do mô hình công nghiệp giáo dục này mà các tư tưởng như: sợ sai, sợ xấu hổ, và sợ bị chỉ trích ăn sâu vào trong não của chúng ta từ khi còn nhỏ. Vì vậy mà khi lớn lên mình cũng muốn bức phá bản thân, muốn sáng tạo nhiều hơn nhưng lại sợ "sai", sợ " thất bại" nên chúng đã ghì mình lại và khó có thể phát triển được toàn diện bản thân mình. Cám ơn chị rất nhiều, e ngưỡng mộ chị vì chị rất uyên thâm ạ :
@justvanhxd
@justvanhxd 10 ай бұрын
Ye inner child của người lớn mốc méo hết cũng vì cái nền công nghiệp này, họ bị ép phải chăm phải giỏi còn chả có thời gian để chăm lo cho bản thân sau đó thì con cái của họ cũng v😭
@vuvanhoang147
@vuvanhoang147 9 ай бұрын
@@justvanhxd trẻ con có biết gì đâu bạn, tất nhiên người ta sẽ nhân cơ hội
@bichthuynguyen3142
@bichthuynguyen3142 5 ай бұрын
@@vuvanhoang147 Tất cả các nền giáo dục đều được định hướng phụ vụ cho một thế lực nào đó nên mỗi người cần quan sát nhiều hơn và tìm hướng đi cho riêng mình cháu ạ!
@bichthuynguyen3142
@bichthuynguyen3142 5 ай бұрын
@@justvanhxd nói vậy cũng không hoàn toàn đúng cháu ạ! Vẫn có những con người thoát được sự kiểm soát này nếu biết quan sát và suy nghĩ tìm cho mình một cond dường riêng? Nhất là muốn không sợ sai, trước tiên cần có một mục đích sống rõ ràng và kế hoạch thực hiện mục đích và dù không sợ sai nhưng chúng ta cũng cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết! Dù nên công nghiệp giáo dục không hoàn Mỹ nó cũng giúp chúng ta có một số kiến thức cơ bản cháu ạ.
@justvanhxd
@justvanhxd 5 ай бұрын
@@bichthuynguyen3142 cháu không cũng không phủ nhận lợi ích từ những phương pháp giáo dục đó, nhưng cháu đang nói về cái hại cơ ạ. Nhiều lúc mình nói về cả 2 mặt của 1 vấn đề thì cách nhìn sẽ đa chiều hơn đó ạ, quan trọng là mình biết cái gì tốt cho mình, cần thiết cho mình thì tiếp thu. Còn những cái hại thì mình cũng nên có 1 nhận thức rõ ràng để giúp bản thân lẫn ng xung quanh không sa vào vũng lầy đó ấy ạ
@TuyetNguyen-et4zm
@TuyetNguyen-et4zm 10 ай бұрын
Trong sách " sư phạm khai phóng" của thầy giản tư trung thầy đưa ra 4 tiêu chí: đầu tiên là học làm người, sau là đến học làm dân, sau đó mới đến làm nghề, ý tưởng về môn giáo dục công dân bị xem nhẹ và thầy muốn mỗi người tập trung vào môn đấy, ý tưởng sách viết rất hay nhưng giải pháp thực tiễn thì mang hơi hướm giáo điều, do đó thiết nghĩ làm giáo dục nên xuất phát từ chính gia đình, sau mới tới thầy cô
@nhiichan6318
@nhiichan6318 10 ай бұрын
Đồng ý là giáo dục nên xuất phát từ gia đình trước. Hiện nay rất nhiều cha mẹ rủ bỏ trách nhiệm của mình và phó thác cho nhà trường toàn bộ, chỉ lo làm thêm kiếm tiền. Một tư tưởng rất sai lầm từ gốc rễ
@quanquynh6460
@quanquynh6460 3 ай бұрын
Học làm dân là học j
@kimthoa5437
@kimthoa5437 2 ай бұрын
Thành nhân trước, rồi hãy thành công
@bo3con
@bo3con 9 күн бұрын
Chuẩn bạn phải là gd gđ
@duongheo1205
@duongheo1205 10 ай бұрын
Mình là một học sinh yêu văn, mình yêu văn từ những ngày còn bé xíu. Mình rất không thích, không ưa bất kì bài văn mẫu hay những câu lí luận sáo rỗng mà mọi người lồng ghép vào những bài phân tích. Mình cũng không ưa những giáo viên ngồi đọc từ đầu đến cuối những thứ tràn lan đại hải rồi kiểm tra xem có thuộc không. Có lần, một đứa bạn của mình sau nghe cô dạy văn nói về cảm xúc tác giả trong một câu thơ thì nó bảo "Em chưa trải nghiệm cảm giác đó bao giờ nên em không biết, không hiểu." Mình thực sự lo lắng rằng dù đã sống trong thời đại của sách báo, phim ảnh, các hoạt động nghệ thuật tràn lan mà cuối cùng rất rất nhiều giá trị đang không thể truyền tải đến mọi người. Tất cả chỉ làm theo nhau, bắt chước nhau chứ vốn chẳng còn hiểu tại sao nó lại như thế.
@baophan3909
@baophan3909 10 ай бұрын
mình thấy mình học đại học thầy cô dạy văn đã rất khác luôn á, mình ở nhân văn
@trungquang5102
@trungquang5102 9 ай бұрын
Thực sự thì bạn nói rất đúng những quan điểm lí luận và góc nhìn của mình từ lúc còn lớp 7,8. Mình nhận thấy việc học càng ngày càng mất đi niềm vui theo cách tự nhiên, các bạn học luôn tìm cách để đạt điểm cao nhất có thể bất chấp hình thức và cách học tập của họ cũng thay đổi theo. Từ việc hấp thụ kiến thức, tri thức mới một cách thoải mái, tinh thần khám phá trở thành gượng ép mang tính bắt buộc để làm vừa lòng xã hội. Các bài kiểm tra chỉ đánh giá được khoảng 20-30% thực lực nhưng lại đại diện cho toàn bộ giá trị của một con người. Mình luôn không hài lòng với nền giáo dục công nghiệp mãi đến tận bây giờ, sau khi đã tốt nghiệp.
@morg5432
@morg5432 3 ай бұрын
Thực tế có công nghiệp hay không, đi học có vui tươi hay không thì sau này bạn vẫn có kết cục như bao triệu người vn khác, giáo dục vn có vấn đề còn lớn hơn là bạn đề cập đến
@mebanana4814
@mebanana4814 10 ай бұрын
Mình xem video vì mình muốn nghe những sự thật kiểu 'drama' về ngành giáo dục, nhưng xem xong thì lại giống như nghe được sự thật về một phần bản thân mình vậy 😂 Ngày xưa đi học bố mẹ đặt nhiều kì vọng lên mình dữ lắm, đi học lúc nào cũng ráng chiều lòng thầy cô nên lúc nào cũng là trò giỏi trò ngoan. Mình quen với việc có người đưa đường dẫn lối, "làm theo thế này mới đúng", "mọi người đều làm như vậy", "con nên suy nghĩ về việc đi theo ngành này" nên nhiều khi mình quên cả nghĩ về góc nhìn của bản thân. Mình vẫn chưa cảm thấy điều đó ảnh hưởng đến mình như thế nào, cho đến khi mình ở đây, 23 tuổi và loay hoay tìm lại bản thân mình 😅 Nhưng dù sao thì cũng cảm ơn tác giả rất nhiều vì một video rất tuyệt ạ 🎉
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
Mình cám ơn bạn nhiều ạ ❤
@janeng91
@janeng91 10 ай бұрын
Mình cũng đang trong tình trạng giống bạn vậy. Nhiều khi muốn phá cách đi theo đam mê, nhưng lại chẳng biết đam mê của mình là gì.
@thaovan6028
@thaovan6028 10 ай бұрын
Mình 27 tuổi còn chẳng biết đam mê là gì
@tunghoang8942
@tunghoang8942 6 ай бұрын
bạn đã 23 tuổi, và sống trong 1 thời đại phát triển như thế này mà không tự chủ được thì đáng buồn. Lại dẫm vào vết xe đổ của thế hệ hs 9x. Theo những gì mình đã trải qua. Đam mê thực ra không xa vời. Đam mê ngay gần bạn. Bất kì những gì bạn nghĩ mình làm được, và muốn làm thì đều là đam mê. Nhưng đam mê không phải thứ quá quan trọng, nó không thể khiến bạn đi cuối chặng đường. Cái khiến bạn đi đến cuối được là tình yêu. Mà tình yêu chỉ đến khi bạn thấy được vai trò, trách nhiệm của công việc bạn đang làm. Và tình yêu này cũng không đến ngay, và nó cũng cần thử thách. Vì vậy chọn được 1 con đường cho mình không dễ, cần trải qua nhiều, mới thấy dc.
@yuhuy1996
@yuhuy1996 2 ай бұрын
@@thaovan6028 mình cũng thế, mình còn chẳng biết mình giỏi nhất về cái gì nữa, từ trước đến giờ mọi người làm được cái gì, học được cái gì thì mình cũng làm được ở mức trung bình so với mọi người. Nên mình cứ thả trôi, vừa làm, vừa sống, vừa quan sát bản thân, đầu tiên phải tìm lại chính mình trước đã.
@yuhuy1996
@yuhuy1996 2 ай бұрын
bạn này có nhiều hiểu biết sâu sắc và diễn đạt rất tự tin, dễ hiểu. Nhưng mình hi vọng bạn sẽ không nổi tiếng, ít người biết đến, chỉ những ai có duyên ham tìm hiểu mà không có "thành kiến" mới nên biết đến bạn mà thôi.
@maikhanh1509
@maikhanh1509 Ай бұрын
mình cũng đồng ý kiến với bạn. Bạn ấy còn trẻ nhưng tư duy rất tốt, nhưng những chia sẻ này không phải ai cũng muốn nghe ^^ nhưng ko sao, nếu ai nghe và có mindset mở sẽ rất tốt
@mimimi84484
@mimimi84484 Ай бұрын
bả mà viral hơn bây giờ 1 chút thôi là có mấy đứa tào lao vô chửi bả này kia liền, cái xã hội này có 1 cái barem 1 :))))
@Đoan1203
@Đoan1203 10 ай бұрын
cảm nhận nó có ổn với ta hay không là do chính cảm giác đã nói cho ta biết. Em năm nay học lớp 12 rồi, có lẽ sự kinh hoàng nhất trong kí ức của em là khi học cấp 1 bị cô giáo vỗ đầu vì không hiểu toán lớp 5, phải làm các bài toán, tiếng anh online để tham gia các cuộc thi mà chính bản thân mình còn chưa hiểu tiếng anh là gì, cấp 2 thì bị những điểm 6,7 của môn văn làm hao mòn sự tự tin. Đến bây giờ, em cảm nhận mình không nhất thiết phải chạy theo những thứ mà mình không thích, vì vậy vấn đề nan giải đặt ra là em có năng lực ở đâu và thích cái gì? Đây có lẽ là sự mông lung, vì tất cả mọi người xung quanh em đều không nói với em chuyện đó. Theo em cảm nhận thì nền giáo dục có nhiều cái khá là trắc trở, điển hình như bây giờ nhìn mấy em cấp 1 đã đi học thêm và quên tuổi thơ của mình là bản thân em đã thấy như bị nghẹt thở, có cái gì đó muốn thoát ra :(
@baotrangia3417
@baotrangia3417 2 ай бұрын
hồi lớp 2 mình còn bị cô lấy cây vụt vào mặt cơ, xong cô sợ bị phụ huynh cáo nên bịt mồm
@annabinh_07
@annabinh_07 10 ай бұрын
Năm nay em 16 tuổi, xu hướng hiện tại mọi người đều đi học ielts để có cơ hội vào đại học cao hơn (cụ thể là xét tuyển). Lớp em có một bạn học tiếng Trung và đã bị cô giáo mắng ngay giữa lớp vì bạn ấy không học được tiếng Anh cũng như không thi ielts, cô cho rằng bạn cần ielts để vào đại học dễ dàng hơn. Vì sao mỗi người mỗi năng lực khác nhau lại không được lựa chọn lối đi phù hợp với mình mà phải đi theo xu hướng, khuôn mẫu của xã hội? Nói thật đôi lúc em nghĩ không biết bản thân em có phải quá ngây thơ không khi mà luôn nghĩ về ngày mà thế hệ trẻ được tự do đi theo con đường DO CHÍNH BẢN THÂN vạch ra chứ không phải thầy cô hay bố mẹ chỉ đích
@tranlegiahuy9645
@tranlegiahuy9645 10 ай бұрын
mình năm nay 19 tuổi, và khi lên đại học mình nhận ra một điều là... mọi khuân mẫu mình được vạch ra từ cấp 3 nó không còn đúng với hiện tại nữa. Một điều bất ngờ là những bạn chăm chỉ và đạt điểm cao trong cấp 3, thì họ vẫn đạt điểm cao và vẫn chăm chỉ nhưng họ không phải người nổi bật và được nhiều giảng viên chú ý, mà các giảng viên họ chú ý nhiều hơn đến những sinh viên lanh lợi, hiểu biết, dám hỏi và dám thể hiện bản thân nhiều hơn là đạt điểm cao trong học tập, một số giảng viên còn k quan tâm bạn có được điểm cao hay không, họ chỉ cần biết bạn qua môn hay không mà thôi. một số các anh chị mình quen biết, dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng vẫn không thể kiếm được việc làm. điều tiếp theo là IELTS, đa phần mọi người mình tiếp xúc, cho dù họ có IELTS hay không cũng không quan trọng, vì tiếng anh đơn giản chỉ là một công cụ để giao tiếp, cái quan trọng nhất vẫn là tư duy, khả năng giải quyết vấn đề... nên mọi định hướng của giáo viên cấp 3 bạn không nên lấy nó làm chân lý sống. Theo quan điểm của mình, thay vì trau dồi nhiều tips bấm máy hay ở cấp 3, mình nên trau dồi bản thân nhiều hơn như phát tư duy phản biện, tư duy độc lập, quản lý thời gian, quản lý tài chính, chánh niệm ... bởi vì quan trọng nhất vẫn là tư duy! tất nhiên mình không khuyến khích bạn bỏ học, chán học hay lười học, mà quan trọng đó là điều bạn đang học là gì. đôi lời gửi đến bạn! (tất cả là ý kiến chủ quan của mình)
@annabinh_07
@annabinh_07 9 ай бұрын
@@tranlegiahuy9645 Cảm ơn ý kiến của anh ạ
@vubinhduongne
@vubinhduongne 9 ай бұрын
Tôi học các môn đều khá ổn cho tới khi chứng minh giải thích môn toán theo kiểu Bình Dương bà cô cho tôi out server sớm lun :)))
@garktung2774
@garktung2774 9 ай бұрын
Ngày đấy ko xa đâu, bắt đầu từ thế hệ con em đi, thậm chí cả em. Nhưng tự do có cái giá của nó, em muốn đi con đường khác mà bố mẹ xây cho thì cũng phải chấp nhận rằng ko có ai phía sau đỡ em đâu. Cố lên nhé
@annabinh_07
@annabinh_07 9 ай бұрын
@@garktung2774 Em cảm ơn ạ, em cũng hiểu được sự khó khăn khi tự đi theo con đường mình chọn, chỉ mong là phụ huynh thấu hiểu và ủng hộ là được rồi ạ
@southern013
@southern013 10 ай бұрын
Sản phẩm của bạn được được chau chuốt và rất cuốn hút. Nó xứng đáng nhận được sự khen ngợi! Xin đóng góp chút ý kiến các nhân, mong bạn không coi là chỉ trích hay dạy dỗ gì. Thực ra nỗi sợ hãi hay thiếu tự tin là điều bình thường của sự trưởng thành. Khi trưởng thành rồi ta mới thấy rằng những khuyết điểm nói chung của hệ thống giáo dục, có đc nói đến trong clip, cũng tồn tại song song nhược điểm/ áp lực đến từ công việc mà chúng ta làm, hay gia thế mà ta có. Nói cách khác, thứ kìm hãm ta không phải giáo dục hay gia đình hay công việc... Nó là cái gì xin không nói thêm vì lạc đề. Quay lại câu chuyện tác dụng của giáo dục. Quan điểm cá nhân xin xét theo 3 cấp: - Ở cấp giáo dục sơ cấp (như ở VN là hết lớp 12) giúp công dân có kiến thức tối thiểu để tồn tại trong xã hội: khả năng tiếp cận thông tin tối thiểu, khả năng bảo vệ bản thân tối thiểu, khả năng hoàn thành một nhiệm vụ mà không cần hứng thú ở mức tối thiểu. - Giáo dục trung cấp (dạy nghề, đại học): giúp công dân có kĩ năng tối thiểu trong một số chuyên ngành, chủ yếu giúp tìm và lựa chọn công việc (có sẵn hoặc tự túc). - Giáo dục nâng cao (sau đại học, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xã hội...) là thứ công cụ tốn nhiều tiền và thời gian, lý do chọn nó sẽ quyết định độ hữu dụng. Tóm lại, với tôi tác dụng lớn nhất của giáo dục: giúp các bạn trẻ không chết (theo kiểu nhanh hay chậm) và cài đặt trong đầu công dân một trật tự xã hội nhất định. Khi đòi hỏi giáo dục khơi gợi hết tài năng của bản thân, thật không khác gì yêu cầu người khác sống thay mình vậy. Tất nhiên đây cũng là một lựa chọn, nhưng ở cuối con đường, tôi ko nghĩ có bất cứ một ai muốn lựa chọn này. Thành ra gọi Giáo dục là "công nghiệp" không nói sai đi bản chất của giáo dục, nhưng đồng thời cũng ác quỷ hoá ngành này. Đấy là lại là điều không đúng lắm. Chỉ nên gọi nó là "quy chuẩn hoá", cũng giống như hôn nhân, chính phủ hay tài chính tư pháp...
@thanhthangtran731
@thanhthangtran731 9 ай бұрын
Cảm ơn em đã có cái nhìn mang tính phản biện và nhìn vào thực tế bản chất của giáo dục hiện tại. Nhưng ở đây anh cũng xin có vài ý phản biện và bàn luận lại. 1. Hiện tại, Bộ Giáo dục đang triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và chương trình này có một vài điểm thay đổi khá rõ rệt so với chương trình trước đó (CT2006). Khi mà chỉ có một vài môn là bắt buộc và (theo anh) cần thiết cho HS, trong đó bao gồm Toán, Văn, Lịch sử (theo anh không cần phải là môn bắt buộc) và tiếng Anh (ngôn ngữ toàn cầu hiện tại). Còn lại, các nhà trường đang có các tổ hợp môn học phù hợp với thế mạnh của HS. Như trường anh đang dạy có 3 tổ hợp: Tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh, Tin học - Xã hội: Vật lý, Địa lý, GD KT-PL, Tin học - Khai phóng: Âm nhạc, Mỹ thuật, GD KT-PL, Tin học. Tuy nhiên, có một thực tế rằng các trường công hiện nay đang khá thiếu nguồn lực để dạy các môn Âm nhạc và Mỹ thuật và việc triển khai ở nhiều trường đang mang tính đối phó khi chưa có đủ nguồn lực. Bên cạnh đó, việc đang cá nhân hóa điểm số, không còn xếp loại Trung Bình và không xếp hạng HS cũng là một vài bước tiến đáng ghi nhận. 2. Ở Việt Nam, cũng có một vài cơ sở giáo dục tư nhân đang có những thay đổi, tiệm cận hơn với triết lý giáo dục "Lấy HS làm trung tâm" và "Tôn trọng sự khác biệt". Nếu em có thời gian có thể tìm hiểu thêm các cơ sở giáo dục tư nhân nhé. 3. Việc "chỉ có một đáp án đúng" ở Giáo dục phổ thông là điều không thể tránh khỏi vì ở cấp học này, HS đang cần được cung cấp những kiến thức nền tảng, hàn lâm vì mục tiêu xây dựng tư duy và nhân cách để phù hợp với lứa tuổi và cũng vì HS đang ở lứa tuổi chưa thực sự nhận thức được việc lựa chọn nghề nghiệp hoặc ngành nghề nào phù hợp với bản thân. Nên việc cung cấp kiến thức dàn trải hơn, theo anh nghĩ, là một việc cần thiết. Và đối với các môn khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hóa, Tin học) thì rất khó để có 2 câu trả lời, thậm chí khi đó là giáo dục bậc cao (như ĐH và sau ĐH). Tuy nhiên, đối với các môn học XH thì việc này hiện đang khác đi từng ngày, do chủ trương của CT2018, đặc biệt đối với môn Ngữ văn, khi các ngữ liệu đưa vào SGK đã đa dạng hơn và việc kiểm tra đánh giá đã không còn mang tính đọc hiểu và thuộc chép nữa. 4. Trong chủ trương của CT2018, có đề cập đến việc "đa dạng hóa hình thức kiểm tra - đánh giá" thì các nhà trường đã và đang làm rất tốt. Khi kết quả học tập của HS k chỉ là các bài kiểm tra giấy nữa mà thay vào đó là các trải nghiệm, dự án học tập khác nhau, thôi thúc HS phát huy những khả năng của mình thông qua quá trình làm việc nhóm và tự tìm tòi tài liệu. 5. Nói đi cũng phải nói lại, thực tế hiện nay, đa phần HS gen Z chưa thưc sự "vượt sướng". Khi mà điều kiện học tập của HS đã tốt hơn rất nhiều lần so với 10 năm trước đó, nhưng HS không biết tận dụng triệt để và rất hay ỷ lại. Đơn cử như ở trường anh đang giảng dạy, mặc dù có đầy đủ điều kiện nhưng HS lại không chủ động, tự giác và rất hay đổ lỗi cho các vấn đề xung quanh trong khi chúng không thực sự ảnh hưởng. Ảnh hưởng của Internet, đặc biệt các nội dung ngắn, đã rút ngắn thời gian tập trung của HS; thêm nữa, việc sinh ra trong thời đại đầy đủ đã không giúp HS có những động lực học tập đúng đắn. HS bị chi phối bởi quá nhiều yếu tố xung quanh. Việc nói, HS gen Z thành thạo công ghệ đôi khi là quá lời khi mà HS hiện nay chỉ giỏi sử dụng thiết bị điện tử hơn chứ không phải giỏi sử dụng các công cụ hỗ trợ, ngay cả word, excel hay ppt. Trên đây là vài ý kiến đóng góp và phản biện của anh, một người thực sự "ở trong chăn", sau khi xem video của em. Rất mong có thể trao đổi với em nhiều hơn ;)
@yuhuy1996
@yuhuy1996 2 ай бұрын
a đúng là thầy giáo có khác, nói đúng quá. a thử tìm hiểu về cuốn "Osho tự truyện" xem có thêm những sáng kiến nào có thể áp dụng không.
@kikiwonwon29
@kikiwonwon29 10 ай бұрын
Cũng ảnh hưởng từ ba mẹ nữa. Kiểu muốn con mình học này kia, học tùm lum búa xua, điểm phải thế này nọ. Ba mẹ thời hiện đại thì tư duy hiện đại ko nói còn những người bị kẹt hoặc bảo thủ thì ảnh hưởng đến con cái vô cùng. Tui chỉ tiếc rằng nếu thời cấp 3 tui phá lệ cãi lời ba mẹ, làm theo tiếng nói của mình sớm hơn thì bây giờ t đã khác. Tui cũng mong sau này các trường c3 cho phụ huynh tham gia về cách dạy con cái đúng cách. Tui cũng mong phụ huynh biết chừa lại một chút ko gian riêng cho con cái, chứ ko phải cái gì cũng can thiệp.
@thaonguyen-xu2tw
@thaonguyen-xu2tw 9 ай бұрын
Mình có 2 góp ý nhỏ: 1) Bạn có thể nghiên cứu lại phần mở đầu vì gốc rễ không phải là mô hình giáo dục mà là triết lý giáo dục hay nói đơn giản hơn là các niềm tin về giáo dục, như thế nào là giáo dục và giáo dục phục vụ điều gì. Căn cứ trên những triết lý đó mà mô hình giáo dục (cách thức tổ chức giáo dục) là công cụ để hiện thực triết lý. 2) Bạn nên tìm hiểu hoặc làm rõ thêm chính xác mô hình giáo dục bạn đang muốn nhắc đến ở đây là mô hình nào, ở chính xác nước nào, bởi mỗi quốc gia (Phần Lan hay Nhật Bản) và ngay trong chính quốc gia đó đều hiện diện các mô hình giáo dục khác nhau, và không phải mô hình nào cũng trùng với mô tả trong video. Liệu là mô hình trong trường công (mainstream) hay trường tư hay học tập tại nhà (homeschooling) thì những lập luận đằng sau mới chính xác. (mà tốt nhất là có thể tổng quan tất cả các mô hình giáo dục đang tồn tại, độ phủ và điểm mạnh và điêm yếu từng mô hình). Khi mà mình có một bức tranh hoàn chỉnh thì những quan điểm và lập luận mới có tính chính xác. Hy vọng với những chủ đề phức tạp như vậy thì bạn có thể chỉnh chu hơn và thêm nhiều tư duy phản biện vào phân tích.
@QuocLuong-yt4vg
@QuocLuong-yt4vg 9 ай бұрын
Ok bạn.bạn đang học ngamh gi
@CayTrai-zc1cp
@CayTrai-zc1cp 10 ай бұрын
Chị đã rất giỏi văn, lại bị rớt vào lớp “chuyên Toán” vậy là văn võ song toàn rồi…. Ai học lại chị? Cũng đúng, phải học nhiều như chị đến tận cùng thì mới thấy cái sai trầm trọng của giáo dục hiện tại…
@nhadatnavada
@nhadatnavada 10 ай бұрын
Phải đăng ký kênh thôi, một cô gái trẻ tài năng có tài hùng biện. Nhìn lại nền giáo dục VN thật sự quá nhiều vấn đề, một người bình thường có thể làm gì để thay đổi, rất cần các bạn trẻ có đủ Tâm Tài Đức đến một ngày nào đó sẽ thay đổi được.
@marniemagic3815
@marniemagic3815 10 ай бұрын
Nửa đầu video mình hơi hoang mang vì kh biết sau cùng nó muốn truyền tải điều gì. Nội dung b nói chủ yếu thông qua các ý kiến của học giả về 1 vấn đề chính là phê phán nền gd. Mình kh phải là không đồng tình, nhưng bất kỳ quan điểm nào cũng có tính 2 mặt, kiểu đọc sách mà tin hết vào thì cũng rất nguy hiểm. Và nếu video này chỉ đơn giản đưa ra vấn đề như vậy nếu được lan truyền thì mình kh nghĩ nó tốt. Nhưng đến nửa sau video, mình rất đồng tình với chia sẻ của b. Việc nền giáo có những khuyết điểm của nó là điều mà người học như chúng mình phải chấp nhận. Quan trọng là mình nhận thức được nó, hiểu được bản thân vượt qua nỗi sợ. Mình luôn đao đáo lsao để vượt qua nỗi sợ mà gd đem lại trong khoảng tgian dài đó. Tuy kh hẳn tìm được caau trả lời nhưng mình tin mình biết cần làm gì. Mình cảm ơn video của b, with ❤
@Asagawayoichi7647
@Asagawayoichi7647 10 ай бұрын
Thật buồn cho nền giáo dục của Việt Nam mình đã không còn tính nhân bản, dân tộc và khai phóng vốn có rồi :(((((((
@pannacotta4959
@pannacotta4959 10 ай бұрын
mình là con 1 và còn là người thiểu số ba mẹ mình không biết chữ nên hồi lên cấp 2 mình như 1 đứa tối cổ mới bước vào xh hiện đại ấy, tiếng anh máy tính tất cả điều quá xa lạ với mình và...... mình học không hề hiểu hay biết gì về mấy môn toán lý hóa nếu không là người thiểu số và học theo kiểu phổ cập thì mình chả lên lớp nổi ấy. lên cấp 3 được bạn kèm cho nên cũng khá hơn xíu đủ để lên lớp thôi, đến khi tốt nghiệp rồi đi học bếp mới đầu gì mình cũng sợ chả dám nói hay lên tiếng chỉ cắm đầu học, cũng may gặp được anh chị trong nhóm học chung rất tốt giúp đỡ mình rất nhiều nên dần dần mình cũng khá lên mạnh dạn hơn và cả nấu nướng cũng dần tốt lên nữa
@UyenNguyen-xl5gt
@UyenNguyen-xl5gt 10 ай бұрын
Video đến đúng lúc em cần luôn đó chị. Từ cái hôm qua, trong lúc em đang ghi bài trên bảng với vẻ mệt mỏi, tự dưng em nhìn cả lớp xung quanh, ai cũng như một con robot chỉ ghi ghi chép chép mà chẳng biết trong đầu động được cái gì. Chúng ta được biết rằng mỗi người có sở trường riêng, nhưng trường học lại biến chúng ta thành một khuân mẫu chung, mà từ lúc nào đó những người học sinh như em dần trở nên mất chất, mất đi sở trường riêng của mình. Nói chung qua video trên em đã hiểu được bản chất của trường học, thứ mà em luôn băn khoăn trong những ngày qua, thứ mà em luôn chỉ chăm chăm làm theo trong suốt 11 năm. Content ý nghĩa lắm chị, em nghĩ được rằng một ngày nào đó, em sẽ vượt qua được cái khuôn khổ này và sống đúng với bản thân mình.
@Leoparde_Kiwi
@Leoparde_Kiwi 9 ай бұрын
T còn chả bt ước mơ lên làm j nữa:) làm bán bánh, cháo nối nghiệp ôg bà (cũng hơi hơi nhàn) hay làm cái j nữa, nền giáo dục vn dạy kiến thức nhưng có định hướng tương lai cho hs đc ko thì kobt. Thực sự hồi bé ai cx thích máy móc, máy xúc,… kiểu như vậy nhưng khi lớn lên lại thấy nó lương thì thấp lại còn hay bị kì thì nữa, không biết tiền lương của công nhân thấp thật hay bị ăn gần hết r
@cindyle1706
@cindyle1706 10 ай бұрын
mình nghe xong và rất thích nên muốn chia sẻ thêm hai góc nhìn của một người cũng đang làm giáo dục xíu xiu (trợ giảng / gia sư lúc này lúc nọ 😆) 1. mình đồng tình với An là dù nền công nghiệp giáo dục có thế nào thì chúng ta cũng nên... học nhiều nếu có điều kiện. ý mình là hoàn thành hết cấp 3, tốt nghiệp đại học và nếu có thể thì nên học luôn cao học. vì càng học thì càng có nhiều trải nghiệm và góc nhìn hay ho về các môi trường học tập khác nhau, từ đó mà quan điểm của mình cũng tròn trịa và đa dạng hơn. mình từng dạy nhiều bạn học ở trường ngành này nhưng đi làm ngành khác nhưng ai cũng nói với mình là không thấy tiếc tiền hay thời gian. vì mấy bạn cũng tự thấy thật ra hồi 18t chưa biết học gì thì thôi cứ học đại học gọi là cho có tấm bằng. đến hồi ra trường thì vừa có bằng, vừa có bạn bè, kiến thức và vô số kỹ năng nữa. và chính khoảng thời gian loay hoay "học cho có tấm bằng" đó lại giúp các bạn đưa ra những quyết định thích hợp hơn với bản thân trong tương lai. kiểu phải học thứ mình không thích xong mới biết thứ mình muốn học là gì á :)) với lúc mình đi dạy mình cũng nghe nhiều bạn kể hồi nhỏ sợ học lắm cái lớn lên thích học và chủ động học nhiều nữa nên cũng có thể là khi lớn lên mình được tự do về tài chính (thích học cái gì thì theo đuổi cái đó) lẫn trách nhiệm (học được đến đâu, học xong làm gì là do mình quyết) nên dần dần tư duy của các bạn cũng cởi mở và lạc quan hơn. chứ không hẳn là những ám ảnh hồi trên ghế nhà trường sẽ theo mình quài. 2. có quan điểm nữa mình muốn chia sẻ là càng lúc mình thấy giáo dục rất công bằng. mình lúc nhỏ cũng học trường công, sau này học rmit việt nam ngành communication, rồi lúc dịch mình đã đi làm mấy năm và muốn đổi ngành nên học online bachelor's degree ngành psychology, song song đó mình cũng học những lớp đào tạo ở các trường đại học quốc gia là nhân văn và sư phạm, đến giờ thì mình đang đi du học thạc sĩ bên anh và mình thấy là các nền giáo dục thật ra đều rất sòng phẳng với nhau 😄 từ trường công đến trường tư, từ học online đến offline hay từ học trong nước đến đi du học thì ở mọi nơi mình đều học được rất nhiều điều hay ho, gặp được nhiều thầy cô siêu giỏi và tốt bụng và quan trọng nhất là mình thấy mọi tấm bằng mình đạt được đều ngang nhau về mặt giá trị, dựa trên sự nỗ lực và hài lòng của bản thân :> mình thấy ở thời buổi hiện hay nhiều bạn sẽ có xu hướng du học hoặc học trường tư nếu gia đình có điều kiện một chút, điều đó hoàn toàn là rất tốt. còn nếu mình học trường công hay học ở việt nam thì vẫn là 10 điểm không có kém cạnh ai hết á 🥰 nhiều khi mình thấy các gia đình phải gồng mình về mặt tài chính cũng như tinh thần để lo cho con đi du học xa cho bằng người này người kia nhưng thật chất mọi thứ nó không cách biệt đến vậy. chỉ cần mình tìm được cách học phù hợp với mình thì ở đâu mình cũng có thể phát triển và tận hưởng chuyện học hết hehe. xin kết bằng một lời cám ơn tới An vì chiếc video phân tích rất đa dạng này. xem xong không chỉ like mà còn phải ngẫm nghĩ nhiều nữa thì quá xứng đáng 💯 điểm luôn :>
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
cám ơn Ciny nhiều nha, mình cũng làm giáo dục trong đại học nên rất là muốn đào sâu về chủ đề này, trong video này mình chưa đi quá nhiều vào giáo dục đại học vì thật sự là cũng dành một sự bias cho RMIT :)) 1. sau khi đi học đại học xong thì mình đồng ý với Cindy là những trải nghiệm trong trường, đặc biệt những người mình gặp gỡ và có cơ duyên làm bạn đã mở mang ra rất nhiều thứ, có thêm nhiều cơ hội mới hay ho. mình nghĩ bởi vì chúng ta là những sinh vật thích học hỏi, và tham gia vào trường học là điều đầu tiên giúp mình học hỏi nhiều hơn nữa. nhưng mà cùng một môi trường nếu bạn chịu khó tự tìm hỏi thì sẽ trải nghiệm được nhiều hơn. mình nghe Cindy nói thấy cũng mừng cho các bạn. mình thì nghĩ trải nghiệm giáo dục phổ thông của mình hơi tiêu cực một tí, và có nhiều cái mình cần unlearn á. 2. vậy tụi mình cũng giống nhau nè, mình cũng học RMIT mà học ngành IB, sau đó qua Anh học thạc sĩ MBA rồi mình làm e-learning luôn. mình thấy có người này người kia. người thì rất là có tâm và quan tâm đến học sinh, người thì làm cho có thôi à. mình đồng ý là ko cần phải học trường tư nếu gđ k có điều kiện, môi trường nào cũng có cái hay để mình trải nghiệm. về công bằng thì mình chưa chắc lắm, mình nghĩ thế giới ko có gì là công bằng hết á. từ xuất phát điểm, đến môi trường học, từng chút từng chút một là đủ để tạo nên lợi thế cạnh tranh có phần ko công bằng cho mọi người rùi. nhưng mà mình phải học cách embrace và đi con đường riêng. cám ơn một chiếc comment quá có tâm của Cindy nhaa 🥰
@cindyle1706
@cindyle1706 10 ай бұрын
@@hoaian_le heheh An nói làm mình cũng nhớ ra mấy điều mình bỏ sót. cám ơn An nhen, lại có góc nhìn mới để suy ngẫm thêm! mong An có thể làm thêm nhiều video về vấn đề giáo dục để mọi người có thêm nhiều góc nhìn nè. rất muốn nghe suy nghĩ của An về tình trạng cơn sốt IELTS để xét tuyển đại học, mental health hồi đi học (thường là cấp 1 đến cấp 3) và những cách yêu việc học trở lại khi là người lớn. nói chung An cứ ra video để mọi người nghĩ cùng là dui =)))) đó, làm người lớn nhiều khi cái khó nữa là gì cũng phải tự nghĩ tự làm hoặc là phải nghe theo suy nghĩ của cấp trên của xã hội nên bị bó buộc nhiều cái 🥹 chúc An năng suất ra video nhiều nhiều hahaha 😘😘
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
@@cindyle1706 hic vấn đề IELTS An luôn suy nghĩ về nó luôn 😢 cám ơn Cindy đã gợi ý nhaa
@cindyle1706
@cindyle1706 10 ай бұрын
@@hoaian_le yeppp Cindy nghĩ bằng cấp thì ko có gì là xấu thì phải tốn công sức và thời gian rất nhiều để đạt đc nó nên nó cũng phản ánh một phần năng lực của mình thiệt. Mà dạo này ở đây truyền thông đẩy mạnh quá nên đi đâu cũng thấy tuyên truyền IELTS làm mình thấy nó đang manipulate các bạn học sinh sinh viên quá. Kiểu tưởng tưởng 10 năm trước lên cấp 3 học mấy môn trên trường thôi đã ná thở giờ phải đu thêm môn IELTS nữa thì chỉ thấy thương :)))) cần có nhiều góc nhìn về bằng cấp nói chung hơn là những sự tung hô quá mức 😁😁
@anhong3187
@anhong3187 10 ай бұрын
giờ mình nhìn thấy hoc sinh mình rất thương tâm. học nhiều mà không biết gì. tiền thì cha mẹ đóng rất nhiều rồi đem đến cũng kg it nổi khổ cho con của mình
@suckhoeGenz1202
@suckhoeGenz1202 10 ай бұрын
mới ra trường tìm việc nhận ra rằng, làm công ty lương cao lắm 30 tr lương đó chắc tầm 5 - 6 năm kinh nghiệm , vậy thì bao nhiêu lâu nữa mua được căn nhà, mua được chiếc xe. Luôn tự hỏi tại sao không bắt đầu sớm hơn, khi nhận ra rằng mọi chuyện đã muộn, bắt đầu luôn khó khăn, nhưng trì hoãn thì rất đáng sợ
@tritero9222
@tritero9222 9 ай бұрын
Tình cờ xem video này, rất hay và giúp mình khai sáng thêm một mặt nữa của thế giới (ngoài lề một chút, bạn có cùng tên với người mình thích thầm cấp 2, khác mỗi họ)
@thevan6065
@thevan6065 10 ай бұрын
The need to better oneself through education, I think, is innate and indispensable to the human experience. Its truly disapointing to realize how the people in charge abuse the structure of academic institutions to benefit their own agenda. Seek your own knowledge, find guidance and values in those you can trust! Great work as always🎉🎉🎉
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
Thank you! I think it’s imperative we find an inner compass, and know that if we change, the system can change because we are apart of it. I’m positive there is a global awakening 🫶🏼
@nhatminh_solar11
@nhatminh_solar11 10 ай бұрын
Thực sự là rất ngạc nhiên trước video này của bạn. Giáo dục là một lĩnh vực rất phức tạp và bất cập, điều này đã tồn động qua hàng trăm, hàng ngàn thế hệ. Ở Việt Nam, nền giáo dục còn nhiều lỗ hổng và có nhiều yếu tố mang tính không trọng tâm, gây ra nhiều tranh cãi, áp lực cũng như bất mãn không những ở học sinh, phụ huynh mà còn ở những người quan tâm đến lĩnh vực này.Tất nhiên, điều này phải được cải thiện ngay lập tức vì giáo dục là gốc rễ cho sự hình thành thịnh vượng của toàn xã hội loài người. Đúng thực là bạn rất dũng cảm khi thực hiện video về chủ đề này, bởi nó có quá nhiều ý kiến khác nhau và rất dễ gây nên xung đột. Bản thân mình hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bạn, hi vọng bạn sẽ cho ra nhiều video hay hơn, chất lượng hơn nữa, mình rất mong chờ!!
@Lik3ToSing
@Lik3ToSing 10 ай бұрын
I have the same thought. The content owner is brave to talk about this
@hilightff2357
@hilightff2357 10 ай бұрын
Education is not about cramming knowledge, but about awakening each individual's potential
@thanhnguyen-uh4ig
@thanhnguyen-uh4ig 10 ай бұрын
bài luân hay như vậy xứng đáng có một chục người iu luôn!
@justnhile
@justnhile 10 ай бұрын
Mình cảm thấy vui vì nhận ra vẫn có nhiều người có cùng nỗi trăn trở về nền giáo dục ở nước mình. Mình thì ngược lại với bạn là thế mạnh của mình nằm ở những môn tự nhiên, những môn xã hội thời đi học của mình chỉ dừng lại ở mức độ "học thuộc tốt". Đã có những khoảng thời gian mình cố gắng thật nhiều để nhận lại những con điểm 10 tròn trịa đẹp đẽ nằm trên bài kiểm tra toán, lý, hoá. Mình vui chứ, vì cảm thấy mình có giá trị thông qua những con điểm ấy. Nhưng mình có hạnh phúc không? Câu trả lời là không. Mình nhận ra rằng hình như những giá trị mà mình cảm thấy đặc biệt từ điểm số ấy thật là hư ảo, cứ như một giấc mơ huyễn hoặc chứ không phải là mình. Nhưng ngoài việc học ra thì mình có thể làm gì chứ? Một đứa bé được xã hội cài cắm vào trong tiềm thức rằng mày phải làm tốt một điều gì đó thì mày mới có giá trị, rằng "Being you is not enough, you have to do something, or else you are nothing". Nền giáo dục không dạy chúng ta nhìn vào bên trong để tìm kiếm những giá trị thật, những câu trả lời thật. Nền giáo dục dạy chúng ta phải tìm kiếm sự công nhận, một thành tựu "ảo" nào đó ở bên ngoài. Nói là "ảo" vì những thành tựu mà chúng ta luôn hằng theo đuổi lại là những chiếc bánh vẽ mà các nhà cầm quyền cũng như xã hội này vẽ ra để chúng ta chạy bạt mạng mà giành ăn với nhau mà thôi. Những tấm bằng khen HSG, bằng tốt nghiệp một ĐH danh giá, huy chương, quỹ khen thưởng,...đều được thiết lập nên để hét vào mặt chúng ta rằng "Mày mà liệu không chạy hết sức để giành lấy được tụi tao thì mày là kẻ thua cuộc". Vậy thua cuộc ở đây là gì? Là không cầm được tờ giấy khen hay bằng tốt nghiệp trên tay ư? Đằng sau những tờ giấy đó là gì, những con điểm đó là gì, ta có được những gì? Ta sẽ trở thành cỗ máy năng suất nhất để phục vụ cho ai, cho điều gì? Mọi thứ thật mơ hồ. Chúng ta đều cố hết sức để chạy trên đại lộ được nền giáo dục đã vạch sẵn cho chúng ta, chúng ta cứ chạy tiếp, chạy hùng hục, đến khi cứ ngỡ gần chạm đích rồi thì mới biết rằng đích đến đó là ảo, rằng phía trước lại chính là một bờ vực sâu mà ta không ngờ tới... Càng lớn lên, mình càng nhận thấy rằng trẻ em không cần người lớn chỉ dẫn, chúng cần người đồng hành. Trẻ em vốn dĩ được sinh ra với đôi mắt đầy hiếu kỳ và sẵn sàng khám phá thế giới này rồi. Việc của người lớn là đi bên cạnh, cổ vũ và khơi dậy những giá trị thực bên trong của những đứa trẻ bằng sự yêu thương và thấu hiểu. Cảm ơn video của bạn, An Le, video này đã đưa ra một góc nhìn khá thú vị về nền giáo dục hiện nay. Looking forward to your next videos! ✨
@huycan00991
@huycan00991 10 ай бұрын
chúng ta cũng ngó lơ quá lâu; tự nhủ rằng tự nền giáo dục, bản thân nó sẽ được cải tiến. Nhưng đúng là nó không cần được cải tiến, nó cần tiến hóa nhảy vọt
@dieulinhngo4413
@dieulinhngo4413 10 ай бұрын
Trời ơi từ hồi cấp hai mình cũng lờ mờ nhận ra tất cả những sự cố gắng nỗ lực để có con điểm đẹp, xếp thứ hạng cao, đều đang khiến chúng ta trở thành công cụ phục vụ cho một hệ thống mà hệ thống đó cuối cùng cũng chỉ đẻ thêm tiền và tàn phá thiên nhiên, huỷ hoại hạnh phúc, hệ thống được xây dựng bởi lòng tham và được nuôi dưỡng bởi lòng tham. Mọi người đồng ý với nhau rằng sẽ tung hô kẻ trên cao và đè bẹp kẻ dưới thấp. Mình vùng vẫy trong đó muốn thoát ra nhưng chưa thể 😢
@minhtrietnguyenquang2224
@minhtrietnguyenquang2224 6 ай бұрын
Cuối cùng, cũng có người ở VN hiểu đc vấn đề này! Mong bạn sẽ luôn truyền tải những k thức hữu ích như này
@khoikhoi9656
@khoikhoi9656 10 ай бұрын
những kĩ năng kỉ luật, hoàn thiện bản thân, đặt câu hỏi, tự trả lời mới là những kiến thức nền tảng đc ẩn dấu trong đời sống và chúng ta phát triền đc là do lợi thế bất công khi chúng ta bt đc điều này chứ ko phải người khác hiện tại thì mọi thứ đang diễn ra như vậy video xoáy sâu vào thực trạng vào góc khuất cảm ơn chi
@melodydayne
@melodydayne 9 ай бұрын
Cuối cùng cũng thấy có rất nhiều người trẻ tuổi ủng hộ ý kiến này . Trên nền tảng mxh fb tôi rất sợ nói ra vì biết chắc rằng sẽ bị các bạn trẻ tuổi teen chửi là " phandong" , " vô ơn với ng đã dạy mình " hay " ai dạy m biết chữ hả ? Mày ko đi học à ?" . 😂
@anhvu8454
@anhvu8454 3 ай бұрын
"Sự can đảm trong mình đã bị hao mòn đến mức độ nào!", nghe thấm thía!!!
@chilagiacmo1234
@chilagiacmo1234 9 ай бұрын
Hãy gửi nó cho các bộ trưởng giáo dục chuyên gia giáo dục của VN ... Thật biết ơn khi có những người trẻ có suy nghĩ sâu sắc như bạn .... ❤ làm tốt lắm
@phucnhahuynh4477
@phucnhahuynh4477 10 ай бұрын
Mình thấy học phí các trường Tiểu học cho đến Đại học càng ngày càng tăng và tăng đến chóng mặt mà trong khi đó chất lượng giáo dục rập khuôn, cơ sở vật chất tồi tàn, giáo trình chậm cập nhật, ví dụ sách địa mà giờ còn 5 châu lục, trong khi đó cả thế giới đã công nhận có 7 châu lục. Điều đó làm mình thấy lo sợ cho thế hệ mai sau khi đối diện với nền giáo dục màu xám này.
@sonngoc8870
@sonngoc8870 9 ай бұрын
Từ những năm THPT đã nghĩ đến vấn đề này cơ mà ko hệ thống nó ra được như bạn này. Lúc đi học mình luôn có cảm giác thế tất cả những thứ mình làm chỉ đơn giản là copy càng tốt những thứ người khác muốn mình học. Vậy sự sáng tạo nó sẽ đi đâu? Về cơ bản thì nó liên quan tới việc quản lý con người của các đơn vị càm quyền, họ sẽ cho ra 1 công thức chung mà sẽ là hợp lý nhất cho nhiều người nhất. Cái này về cơ bản nó cũng liên quan tới đặc điểm mỗi sắc tộc sẽ có mức độ khác nhau. Châu Á phù hợp với kiểu học dập khuôn, phương Tây sẽ tạo nhiều điều kiện cho tư duy sáng tạo đột biến.
@BanhMiVN7777
@BanhMiVN7777 10 ай бұрын
Mình học cấp 3 và đại học ở mỹ và các cấp duới ở việt nam. Mình cảm thấy vn lấy trọng tâm quá nhiều vào những kiến thức cũ và cách dạy cũng quá là vô dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một người học highschool ở mỹ không học đai học hay cao đẳng vẫn có thể đủ kiến thức nền để ra ngoài đi làm. Ở mỹ có 2 yếu tố mình thấy là kiến thức nền và weed-out. nền là k-12 từ mẫu giáo kindergarten tới lớp 12. Weed-out dành cho những người có nhu cầu làm chuyên nghiệp như kế toán hay kỹ sư. Nếu không học đưọc weed-out thì nên đổi ngành hoặc drop out cho nhanh. Nhưng ở việt nam thì weed out từ K-12. Mình thấy nhiều nguời drop out trung học ngay từ lớp 6,7 vì không giải đưọc phương trình bậc 1 hay chứng minh hình bình hành (WTF ! ở mỹ chứng minh hình học chỉ học cho vui và chỉ dành những nguời học sưu phạm). Bởi khi vn đổi thi thành trắc nghiệm mình thấy rất xứng đáng !
@vannhatvo5925
@vannhatvo5925 9 ай бұрын
Còn học ở Đức thì bị tách ra khi học hết tiểu học. Ai điểm cao thì vào trường THPT Chuyên để học đại học. Điểm trung bình thì học trường THPT đào tạo nghề để đi làm hoặc học cao đẳng. Điểm thấp thì học trường dành cho những đứa trẻ điểm thấp, nhưng thường thì mấy đứa học trường này đa phần ra trường đi học trung cấp nghề hoặc lao động phổ thông mà thôi.
@vannhatvo5925
@vannhatvo5925 9 ай бұрын
@Schenzy101 Nhìn chung thì phân loại như vậy sẽ giúp cho năng lực của người lao động được phát huy tối đa và giúp cho xã hội ổn định. Nhưng mình vẫn thấy những đứa trẻ này lớn lên rất khó có cơ hội đổi đời, nếu như ko muốn nói "gần như là không thể".
@nguyengialuat5528
@nguyengialuat5528 9 ай бұрын
@@vannhatvo5925 vấn đề đặt ra đối với những người lao động phổ thông ở Đức nói riêng hay các nước phát triển nói chung là có nhiều cơ hội để mọi người dấn thân và có cơ hội học tập nếu bạn muốn, vì câu chuyện làm việc 8-10g mỗi ngày và thời gian rảnh dành cho việc học, trau dồi kiến thức cho bản thân thì thật sự nếu có tài năng sẽ được trọng dụng đó bạn. Quay lại đặt câu hỏi mang tính chất bản lề, học để làm gì? Học để tiến thân, học để dấn thân, nắm bắt nó ngay khi có cơ hội, mọi thứ khác ngoài cơ hội là điều duy nhất mà một cá nhân ko quyết định được. Một quốc gia phát triển chắc chắn là một quốc gia trọng người tài.
@minhminh3903
@minhminh3903 9 ай бұрын
⁠@@vannhatvo5925Vậy nếu hs học dở mà muốn vào trường giỏi có đc k b hay bắt buộc phải học ở trường cho hs dở ạ? Vì m thấy ở VN có nhiều TH (nhất là hs nam) tiểu học ham chơi nên học dở nhưng đột nhiên lên cấp 2 hoặc cấp 3 thì cực kì giỏi, nếu phải bị xếp vào lớp dở thì quả thật phí phạm
@vannhatvo5925
@vannhatvo5925 9 ай бұрын
@@minhminh3903 Nếu thành tích học tập của học sinh đủ giỏi và đủ năng lực thì sẽ được chuyển sang trường cho học sinh giỏi. Quan trọng nhất vẫn là điểm số có đủ cao để học ở trường chuyên hay ko thôi. Chỉ có trường chuyên là con đường ngắn nhất và dễ dàng nhất để bước vào cánh cổng đại học.
@mayschapter1594
@mayschapter1594 10 ай бұрын
Mình rất thích câu nói " chúng mình là sinh vật của sáng tạo, của tự nhiên và của ánh sáng" Cảm ơn video của bạn
@RyanVooo
@RyanVooo 10 ай бұрын
Chính xác! với hệ thống dịch vụ giáo dục này, nó đã lấy đi sự tự tin vốn có của mình vì mình sợ, mình "SỢ SAI". Mình không còn mạnh dạn như trước, cái lúc mà mình còn ngây thơ. Đúng như bạn đã nói mình đa bị khuất phục bởi hệ thống ấy. Và dấn đà mình đã đánh mất chính mình trong một khoảng thời gian dài. Mình cũng đang dần gỡ chúng ra khỏi con người mình, đừng bám chấp.
@thinhtuan7121
@thinhtuan7121 10 ай бұрын
Hmmm... Có lẽ toi đã chìm quá sâu vào cái nền giáo dục "công nghiệp" này và kiểu dần chấp nhận chính cái sai mà bạn đã kể ra trong cái đống hổ lốn đó, but yeh, là một người đang trong thời kì trưởng thành toi chỉ đánh giá những gì bạn suy nghĩ theo quan điểm cá nhân và nhận xét nó như là một video truyền cảm hứng. And?...chấp nhận sự thật đi, ta còn trách nhiệm khi phải trưởng thành, những lí do đó trở nên quá thừa thãi, nếu bạn muốn nhìn trực tiếp và thoát khỏi nền giáo dục thì chỉ còn cách trở thành 1 trong số chúng, become 1 boss tư bản, đó là cách toi lựa chọn để chối bỏ và loại mình ra khỏi những người gọi là "công dân" và "học sinh" như cách bạn nói... Cố lên các bạn, chúng ta là những sinh vật sánh tạo mà tự nhiên lựa chọn theo quá trình tiến hóa để bước lên một thế giới cao hơn. Video hay lắm🎉
@hamy6471
@hamy6471 3 ай бұрын
Sao giờ mình mới biết đến bạn này nhỉ, mình ít cmt lắm nhưng xem video phải cmt liền vì tư duy lẫn giọng nói của bạn. Cảm nhận được sự sâu sắc tình cảm bên trong con người bạn. Vô cùng respect💕
@dieulinhngo4413
@dieulinhngo4413 10 ай бұрын
Bạn nói những điều mà lòng mình đã trăn trở rất lâu 😢 Cảm ơn video tuyệt vời này của bạn.
@Babyyukoo11
@Babyyukoo11 9 ай бұрын
Tớ cũng đồng tình với An với câu nói chúng ta là sinh vật sáng tạo và nên nuôi dưỡng bằng sự phát triển và đổi mới hàng ngày . Tớ cũng nghĩ chúng ta có thể thay đổi bằng cách tự tìm tòi những gì bản thân thấy hứng thú vì việc học như vậy sẽ đỡ áp lực và ghi nhớ lâu hơn . Quan trọng hơn tớ nghĩa chúng ta cần biết bản thân mình muốn trở thành ai chứ kp mình là ai và từ đó chính mình sẽ phát triển trở thành phiên bản mình mong muốn bằng cách học những thứ mình cần á ❤ Chúng ta có nhiều lựa chọn và có thể trở thành bất kì ai chúng ta muốn mà . Mong bản thân và tất cả mọi người sẽ ko bị ảnh hưởng bởi những định kiến gán mác cho mình rằng mình là người như thế này hay như thế kia khiến sự phát triển và sáng tạo của chúng ta bị hạn chế. Chúng ta có thể trở thành những gì ta muốn chúng ta cùng cố lên nha
@tieppham2658
@tieppham2658 10 ай бұрын
Dành 1 sự tôn trọng lớn cho những ý kiến bạn nói ra. 1 câu nói mà mình rất tâm đắc trong video của bạn đó là "chúng ta không thoải mái với sự không chắc chắn". Phải nói rằng gần đây mình nhận ra chúng ta nên thoải mái với điều đó, vì sau cùng dù kết quả khi chúng ta làm với nó như thế nào thì nó cũng sẽ đem lại 1 bài học cho mình, cuối cùng để bản thân phát triển. Ngoài ra, về cách tiếp cận giáo dục tự nhiên. Mình cảm thấy may mắn khi nhờ tham gia vào 1 lớp học của 1 thầy giáo nước ngoài, mình đã nhận được rất nhiều thứ, ví dụ như tự biết tìm tòi, đặt câu hỏi và không hề học rập khuôn (rất trùng khớp với điều mà bạn trình bày). Kênh rất hay, mình sẽ đón chờ thêm video từ bạn. Chúc bạn sẽ tiếp tục phát triển trên con đường khai phá bản thân nhé
@user-fo5jw1xv9v
@user-fo5jw1xv9v 9 ай бұрын
cgo em xin tên thầy với lớp đó đc ko ạ
@tieppham2658
@tieppham2658 9 ай бұрын
@@user-fo5jw1xv9v lớp này mình mắn đc theo học bên Anh bạn ạ. Nên nếu bạn hỏi để theo học ở VN thì lại tiếc là k đc r c ạ
@ngocthao6414
@ngocthao6414 10 ай бұрын
Cảm ơn bạn về video. Mình có vài lời chia sẻ mang tính quan điểm cá nhân như sau: 1. Hơn ai hết thầy cô cũng từng là những người được đi học. Chính vì lẽ đó không ai mong muốn mình áp đặt suy nghĩ, đúng hay sai lên học trò (tất nhiên trừ những thầy cô quá cứng nhắc). Dẫu vậy, GDPT là để các bạn có kiến thức nền tảng, các bạn có quyền trình bày suy nghĩ cá nhân, những ý kiến trái chiều với điều kiện lí lẽ thuyết phục, hợp lí. Đây cũng là cách học mà các bạn rồi se học ở Đại học. Khi học ĐH và khi bước vào lĩnh vực nghiên cứu các bạn sẽ thấy có thể có hơn 1 khái niệm, một cách hiểu cho một vấn đề. Chính vì lẽ đó điều quan trọng ở đây không phải là bạn chọn nghe theo bên nào mà là bạn phải có tư duy, kĩ năng để biết mình đồng tình với quan điểm nào? Vì sao đồng tình? Đôi khi các bạn nghĩ GDPT là sự áp đặt nhưng cốt các bạn cần xem lại lí lẽ của mình đã đủ thuyết phục chưa? Đủ cơ sở khoa học chưa? Như vậy, điều quan trọng ở đây không phải là tri thức đúng hay sai mà là tri thức khoa học hay không? 2. Môn văn luôn bị nói rằng chấm theo ý giáo viên. Thật ra quan điểm này cần được xem xét. Về cơ bản, môn văn là một môn khoa học xã hội. Tức văn chương có cơ sở lí luận khoa học của chính nó. Thế nên, bạn cũng cần đáp ứng những tiêu chí về mặt cơ sở lí luận. Chẳng hạn bạn muốn viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một tư tưởng đạo lí, bạn cần luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng điều này thể hiện trong bài tư duy khoa học của bạn. Như vậy, phải chăng điều bạn đang mắc phải là kĩ năng làm bài khiến cho ý kiến của bạn chưa được thể hiện đầy đủ, toàn diện với người đọc? Và bạn thử nghĩ nhé, sau này nếu bạn muốn trình bày suy nghĩ của bản thân nhưng không biết tổ chức, diễn đạt ra sao thì sẽ ntn? 3. Sự tự tin trong cuộc sống theo mình đó là kết quả của một tri thức hiểu biết rộng và thông thái. Về cơ bản trong cuộc sống ngoài những điều cơ bản về đạo đức, nhân cách không có hệ giá trị nào hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai. Điều bạn lựa chọn là sự phù hợp. Áp lực hay việc cảm thấy kém tự tin là vấn đề ai cũng sẽ trải qua trong quá trình trưởng thành. Nhưng dần bạn sẽ nhận ra bạn mệt mỏi chính những áp lực ấy và rồi nghĩ rằng ủa tại sao mình phải làm khó mình như vậy? Tóm lại vấn đề nằm ở đây trong sự học đó là hiểu. Bạn hiểu tri thức bạn được cung cấp, không hiểu có thể tìm tòi, hỏi han đến khi hiểu và có kĩ năng nhận biết tính thuyết phục của tri thức. Còn nếu bạn chỉ nghe theo thì bạn sẽ thấy đó là sự áp đặt.
@quando7162
@quando7162 9 ай бұрын
Bạn có vẻ chưa thực sự hiểu video thì phải. 1. ""Đủ cơ sở khoa học chưa?"": ko nhất thiết ý kiến của học sinh phải đúng? các em nên được động viên có những tư duy độc lập của mình, chính vì tư duy của bạn nên mới dẫn tới sợ sai, thiếu tự tin ở cái số 3 mà bạn đề cập. 2. ko phải chấm theo ý giáo viên mà phải nói là theo một hệ tư tưởng được thống nhất bởi bộ GD, ví dụ như những bài thơ, bài văn vậy, nhiều khi còn chẳng phải ý nghĩa mà nhà thơ hay nhà văn của họ.
@ngocthao6414
@ngocthao6414 9 ай бұрын
1. GDVN luôn khuyến khích học sinh có tư duy độc lập, mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình. GV đóng vai trò là người định hướng, chốt vấn đề. 2. Những bài thơ, tác phẩm văn học sức sống của nó không chỉ đặt ở dấu chấm hết cuối cùng của tác phẩm mà còn là quá trình tác phẩm ấy đến với bạn đọc (Vấn đề về tiếp nhận - một vấn đề của Lí luận văn học) @@quando7162
@hanhuyenhaven
@hanhuyenhaven 9 ай бұрын
Đọc mãi mới thấy có người comment hợp tình hợp lý. Bạn muốn phản biện hoặc lý luận thì cái phản biện lý luận của bạn phải có cơ sở. Để có cái cơ sở đó, bạn phải hiểu nền tảng. Kiến thức phổ thông chính là cái nền tảng. Trong video bạn ấy nói kiến thức phổ thông không thực tế cho cuộc sống. Đúng vậy. Nhưng vì sao lại như vậy? Các vận động viên thể thao cũng phải tập luyện những bài tập chả có miếng ứng dụng nào khi thi đấu. Nhưng họ vẫn phải tập vì nó rèn luyện cơ bắp của họ. Tương tự học phổ thông các bạn phải giải phương trình hay làm tích phân để rèn luyện “cơ bắp” cho não. Kiến thức cơ sở + sự rèn luyện “cơ bắp” đó sẽ chuẩn bị cho các bạn để tư duy tốt hơn sau này. Tuy nhiên cũng phải nói là văn hoá giáo dục của chúng ta không khiến cho các bạn học sinh hiểu được điều đó và cách giáo dục đặt đâu nghe đó làm học sinh mất tự tin nhiều. Nhưng đó không phải là yếu tố “tuyến tính” được nhắc đến trong video mà là yếu tố văn hoá hơn
@NakanoAoba1
@NakanoAoba1 9 ай бұрын
Đúng luôn mình đi làm hơn 2 năm mà cảm giác sợ sai nó cứ tồn động trong đầu óc mình ảnh hưởng xấu đến khả năng sáng tạo với năng suất kém hiệu quả, hi vọng các bạn và mình sẽ có thể gỡ bỏ đóng xiềng xích này 😤
@mobb4082
@mobb4082 10 ай бұрын
Bữa nào chị làm rõ về những cái gai và cách gở nó ra được k chị
@DucLu524
@DucLu524 3 ай бұрын
Đến giờ mình vẫn chưa biết rõ dạy trẻ học thế nào cho hiệu quả. Nhưng mình biết chắc 1 điều là trường học không phải là nơi tốt nhất để dạy học ( Nếu không muốn nói là 1 nơi tồi tệ để dạy trẻ học và phát triển). Có 1 người bên cạnh(tốt nhất là người thân) hướng dẫn, hỗ trợ cho đứa trẻ để học hỏi và phát triển là điều mà mình thấy rất cần thiết. Thank you bạn! ❤🌻📖👍
@chanhtin3799
@chanhtin3799 9 ай бұрын
Các bạn "trẻ" thân mến, Giờ đây, ngay giây phút này biết rằng các bạn đang có những bân khuân nhất định từ trong chính bạn. Nhưng mong các bạn tin rằng những gì các bạn tiếp thu hôm nay, kể cả trong nội dung này sẽ không phải là một nội dung bị "áp đặt" vào các bạn. Con người ta có được tự do bằng cách "tự do trong chính tư tưởng của họ", nếu các bạn khó chịu với sự áp đặt của giáo viên các bạn thì các bạn cũng hãy thật thận trọng và suy sét kỹ càng về bất cứ nội dung nào các bạn tiếp nhận. Xin cảm ơn các bạn.
@duyenduyen999
@duyenduyen999 10 ай бұрын
Mình. 24 tuổi. Minh da mong lung. Sau do minh nhận ra rat nhieu thứ. Minh chưa dám đi làm. Cũng k muon vô trog guồng quay công nghiệp. Mình tự học ở nhà và mình đã biet nhiều hơn mọi thứ chả bù cho những năm thpt hay đại học. Mình học về dinh dưỡng sức khỏe, bí mật sự giàu có, trong tư duy, tiền. 1% tinh hoa. Và hy vọng sáng suốt lên cũng nhiều nhưng thất vọng cũng nhiều, vì k ngờ XH này có những cái như thế. Mình mà có con cái. Nó sẽ k vô những ngôi trường nhưb thế để học dau. Cứ để nó tự nhiên, đừng bao giờ thúc ép bắt buột. Con ng là 1 đấng sáng tạo, toàn năng. Nhưng 1 số lợi ích nhóm nào đó đã che mắt vạch ra đường đi cho tất cả chúng ta, để cứ loay hoay mãi trong cái vòng lẫng quẫn tăm tối. Hãy tin mình. Khi bạn tự học. Vũ trụ sẽ đưa bạn đến vs tri thức thật sự, sẽ giúp bạn biết những gì bạn muon biet. Thoát khỏi cái ao làng. Cái tư duy bạn tự do thì cuộc đời này bạn sẽ an ổn yên vui.
@caayyy9022
@caayyy9022 10 ай бұрын
Video hay quá chị ạ Khá tò mò về tiêu đề nên em đã click vào để xem và thực sự là nó xứng đáng . Cảm ơn chị vì đã làm một video chất lượng như vậy
@tenxaitran8293
@tenxaitran8293 9 ай бұрын
Really nice An, glad to hear from young generation recognize, and hope next and next generation changing the old system that shape and drive our life too long time ❤
@lababavn
@lababavn 10 ай бұрын
Rất cảm ơn An về việc chia sẻ quan điểm đi kèm với những chi tiết khá khó tiếp cận đối với những người chưa giỏi ngoại ngữ như mình - những chi tiết giải thích nguồn gốc của "nền công nghiệp giáo dục". Rất bổ ích. Mình cũng đồng ý với cách nhìn của An, giáo dục ở nước ta khá công nghiệp, thường coi trọng những thành thích dễ nhận biết hơn là việc phát triển khả năng sáng tạo của từng học sinh. Tuy nhiên, liệu giáo dục có thể trở nên không công nghiệp nữa được không? Làm thế nào để có những người giáo viên thực sự quan tâm đến sự sáng tạo của học sinh? Làm thế nào để có đủ số lượng giáo viên "chuẩn giáo dục" như vậy cho tất cả các cơ sở đào tạo? Hay làm sao để các bậc phụ huynh không còn quá coi trọng thành thích nữa?... Không khả thi cho lắm nhỉ? Mình đang cho rằng, nền giáo dục phi công nghiệp chỉ xuất hiện ở những quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ. Như trong gia đình, bố mẹ "giáo dục" con cái, nơi mà những người "thầy" có tình yêu thương vô điều kiện với những "học trò", mới đủ sự kiên nhẫn, tâm huyết và đặc biệt là có đủ thời gian nghiên cứu tỉ mỉ từng "học sinh" để tìm ra những khả năng, đam mê để có phương án định hướng, phát triển những khả năng, những đam mê đó. Điều kiện cần là những vị phụ huynh đó đầy đủ năng lực kinh tế, năng lực sư phạm cùng với cốt lõi là sự thấu hiểu bản chất của giáo dục "phi công nghiệp"... Hình như vẫn khó quá thì phải? Hay các câu hỏi bị sai ta?
@toantakeri8454
@toantakeri8454 9 ай бұрын
Không đâu. Bạn nói đúng,
@mayatudan5280
@mayatudan5280 3 ай бұрын
Chị là Giáo Viên và chị thực sự ấn tượng, tâm đắc với clip của em
@gameclockfake1982
@gameclockfake1982 10 ай бұрын
hừmmm, chất lượng bạn ơi, mình ủng hộ, hi vọng bạn vẫn giữ lửa tiếp về sau này.
@manhcuonghoang
@manhcuonghoang 10 ай бұрын
không biết phải là duyên không, nhưng mà thời gian gần đây em luôn thắc mắc tại sao chúng ta lại phải học đủ thứ trên đời, tích phân, đạo hàm, gia tốc, giao động, bla bla. Ban đầu, em nghĩ học để biết thêm về thế giớ nhưng dần dần em bị đánh gục bởi các công thức, các bài tập, rồi cả những bài giảng hời hợi. Một thời gian sau, em lại nghĩ chúng ta học vật lý, toán học, hóa học để phát triển ngành khoa học, kĩ thuật bla bla, nhưng mà thử nghĩ xem, chương trình giáo dục phổ thông của các nước Âu, Mỹ liệu có nặng như Việt Nam mà sao nước họ lại đi trước về kĩ thuật và khoa học. Nhưng sau khi xem video của chị, em lại nghĩ, mỗi một người đều có mục tiêu và con đường riêng cho tương lai của mình, có những phẩm chất, phẩm giá riêng, dù là "cây cổ thụ" hay "cây nấm bé tí" đều có những giá trị nhất định cho khu rừng. Em hiện tại vẫn theo học lớp chọn tự nhiên, nhưng em lại ít hứng thú với các bộ môn này và chắc là em cũng phải gục ngã trước ngành giáo dục Việt Nam hiện nay thôi. Em muốn hỏi chị một điều rằng là, với một thằng cấp 3, ngoài đầu tư vào ngôi trường đại học, thì nên đầu tư thời gian vào điều gì để có giá trị nhất ạ. Em rất cảm ơn những chia sẻ rất chuyên sâu của chị. :3
@saeseasong
@saeseasong 10 ай бұрын
we must share this clip for everyone in the world not only viet education.
@AnPham-if8qs
@AnPham-if8qs 10 ай бұрын
Chị nói lm em nhận ra đc n thứ , nghe chăm chú luôn. Mong chị có thêm nhiều vid khác❤
@linhtrann49
@linhtrann49 10 ай бұрын
Thank you for telling us your personal journey! It’s always refreshing to hear someone’s personal take on their own journey. I loved The end of Education btw, it’s a great book ❤
@-Ping-
@-Ping- 9 ай бұрын
Không liên quan lắm nhưng mà chị này xink quáaaa
@lncutiet3560
@lncutiet3560 10 ай бұрын
Xuất sắc luôn chị ơi, hiếm có vid nào mà em coi không tua lắm, vậy mà xem chị cuốn lắm luôn. Em rất thích âm thanh và hình ảnh được dùng trong video. Nói về vấn đề công nghiệp giáo dục, đúng là người ta thường nói tính sáng tạo là quan trọng, nhưng những môn xã hội và cần sự sáng tạo lại không được công nhận như các môn tự nhiên, và rồi tính sáng tạo trong mỗi con người gần như bị bóp nghẹt và chúng ta phải thực hiện những gì rất rập khuôn, và luôn được mong phải cho ra kết quả mà xh công nhận/cho là đúng, điều này hoàn toàn đi lại với tính sáng tạo, khi mà những hành động hay kết quả chỉ đi theo 1 hướng. Xem vid của chị xong tự nhiên em thấy khá là giải tỏa, vì không chỉ có em aware được vấn đề này. Tóm lại 10 điểm không có nhưng ạ
@shinle4327
@shinle4327 10 ай бұрын
Cám ơn em vì đã có những suy nghĩ và nêu ra những trăn trở về việc giáo dục. Một video rất đáng xem trong thời buổi việc giáo dục bị thương mại hoá và rập khuôn.
@huanhuan5988
@huanhuan5988 10 ай бұрын
trời ơi mình đã có suy nghĩ về điều này rất nhiều, cảm ơn bạn đã làm rõ và củng cố thêm cho mình
@user-vo3tx9sj9e
@user-vo3tx9sj9e 9 ай бұрын
Rất bổ ích ạ, em cảm ơn chị vì đã làm video này để em có thêm một góc nhìn mới về bản thân cũng như nền giáo dục em đang được hưởng hiện tại.
@nhimproduction
@nhimproduction 10 ай бұрын
Video quá hay và giá trị, cám ơn An Le đã khai mở cho mình một góc nhìn khác trong cuộc sống !
@HuyHoangTv2412
@HuyHoangTv2412 10 ай бұрын
Video của bạn bổ ích quá, giọng nói thì dễ thương nghe muốn xiêu lòng luôn à
@hoangajax
@hoangajax 10 ай бұрын
lần đầu tiên thấy 1 người có quan điểm lập luận logic về nền giáo dục, em hoàn toàn đồng tình với chị, như kiểu lũ ngồi trong phòng máy lạnh não phẳng mỗi năm ra 1 loại sách rồi cho rằng đó là đổi mới giáo dục
@ucdungoc2940
@ucdungoc2940 9 ай бұрын
hiện tại bạn đag học lớp mấy?
@levantuananh2514
@levantuananh2514 9 ай бұрын
chắc lớp 8 9 thôi =))))@@ucdungoc2940
@nghiaxuan6414
@nghiaxuan6414 10 ай бұрын
Nền giáo dục quy chuẩn không phải xấu. Nó giống như việc dạy lái xe vậy, ban đầu bạn được dạy theo 1 trình tự có sẵn, nhưng sau khi thành thạo bạn có thể đua xe, lặn lách,.... Cái không tốt nằm ở việc người ta không nói cho học sinh biết hoặc không truyền tải được là đây mới chỉ là cơ bản.
@tutran1204
@tutran1204 10 ай бұрын
Kênh rất đầu tư về nội dung và vào đúng trọng tâm. Ủng hộ kênh phát triển
@nguyenhuong-tq8ju
@nguyenhuong-tq8ju 5 ай бұрын
Mình học thì cũng thuộc dạng ổn. Điểm thì cũng khá cao. Cơ mà chỉ có điểm cao vậy thôi. Mình thiếu kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp. Để rồi nhìn lại bản thân chỉ toàn thấy sự tự ti.
@sallyphuonguyen22
@sallyphuonguyen22 2 ай бұрын
Cảm ơn c An đã dày công làm ra những video như này, vào kênh của c xem siêu cuốn luôn vì toàn hội tụ các vấn đề em quan tâm, vấn đề nổi cộm đa lĩnh vực trong cuộc sống; và một người đam mê tìm hiểu về "giáo dục con người" như em lại càng may mắn khi xem được video này của chị. Mong chị có sức khỏe tốt và ra video nhiều nhiều và thường xuyên hơn nữa nhé ạ!
@lolem5621
@lolem5621 10 ай бұрын
Chiếc video hay quá ạaa, một góc nhìn rất mới. Và em rất thích cách edit video và giọng của chị nữa👏💯
@zudukihi6666
@zudukihi6666 10 ай бұрын
bạn đã nói ra được những điều mà mình muốn được nói, chúc mừng bạn, bạn sẽ vẫn luôn tỏa sáng và sáng tạo như vậy
@game-ck1sv
@game-ck1sv 10 ай бұрын
em chưa bao giờ hối hận vì đã đăng ký kênh của chị ♥♥♥♥♥♥
@AnhLe-jr1xx
@AnhLe-jr1xx 9 ай бұрын
c thật dũng cảm khi thoát ra khỏi những khuôn khổ đó, mặc dù bây h e vẫn đang loay hoay đi tìm con đường cho riêng mình cũng như thoát khỏi những nỗi sợ, nhưng qua vid của chị đã giúp e có dũng khí bước tiếp, e cảm ơn chị
@Kat_and_Thy
@Kat_and_Thy 10 ай бұрын
omg em đợi vid này lâu quá rồiiii
@linhhoai2469
@linhhoai2469 10 ай бұрын
cảm ơn bạn vì đã nói lên nỗi lòng của mình bấy lâu nay, cứ tiếp tục phát huy nhá
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
aaw mình cám ơn nhiuuu
@Nerdytimhieu
@Nerdytimhieu 9 ай бұрын
Cảm ơn em, hy vọng em có thể làm thêm những video như vậy nữa, anh cẩm thấy rất hay
@giabaolevu1055
@giabaolevu1055 10 ай бұрын
Thời đại công nghiệp đã tạo ra của cải nhiều hơn bất kì thời đại nào trong quá khứ cộng lại, nhưng mà của cải có chất lượng trung bình dàn để đủ dàn trải khắp xã hội, như mình thấy đây là một thể tiến hóa của xã hội loài ngoài để cung "đủ" cho một lượng dân số không tưởng như hiện tại. Cũng như vậy với giáo dục, ngành này quan tâm đến bao nhiêu phần trăm số học sinh được giáo dục ở mức trung bình (trung bình ở đây là tương đối, được thay đổi, nâng cao hoặc hạ thấp theo từng thời kì, khu vực) hơn là chuyên sâu vô từng cá nhân như bạn nói, chỉ một số ít có điều kiện hưởng giáo dục cao cấp hoặc có khả năng tự nhận thức cao thì sẽ phát triển vượt trội so với mức trung bình. Nhưng đây cũng là vấn đề của thời kì công nghiệp, khi lượng cung vượt quá cầu, khiến sinh viên được tào tạo ra chẳng khác gì mấy túi khoai tây chiên của McDonald's, giá trị đại trà và nhiều đến thừa mứa, không đủ công việc cho tất cả người được đào tạo, đẻ ra hàng tá vấn đề như thất nghiệp, khủng hoảng hiện sinh vì không biết vai trò của bản thân trong xã hội,... văn hóa "nằm thẳng" hay Hikimori như Trung Quốc và Nhật Bản. Xã hội hiện đại bắt đầu có nhiều điểm tương đồng với sự tha hóa hành vi trong thí nghiệm "Universe 25" nói về một xã hội chuột được cung cấp thừa mứa về của cải, nhưng thiếu thốn về vai trò, chức năng cho mỗi cá nhân, dần dà xuất hiện nhưng nhóm cá thế mất đi hi vọng, tỷ lệ sinh giảm do cạnh tranh cao và tuyệt diệt. Có thể chúng ta không đến mức tuyệt diệt nhưng đồng thời, ta cũng nhiều triệu chứng tha hóa giống như vậy, đây là hệ quả của một thời gian dài đồng hóa tâm trí của xã hội và chỉ còn cách chờ cho một xã hội "hậu công nghiệp" được sinh ra. Mình nghĩ lời giải của chúng ta đã nằm sẵn trong những thời kì trước khi công nghiệp ra đời, đó là sự đa dạng hóa và chia nhỏ các tổ chức doanh nghiệp, sản xuất, tức không phải tập trung năng lực sản xuất, kinh doanh vô một nhóm nhỏ tập đoàn to bự như hiện tại mà mọi thứ sẽ dần chia ra và phân bổ đi khắp nơi về mặt địa lý như nhưng những làng mạc thời trước công nghiệp, mỗi nơi lại có những đặc trưng riêng biệt, đề cao sự khác biệt và chất lượng, hơn là số lượng, đề cao giải quyết các nhu cầu có thực hiện hữu của xã hội hơn là tạo ra lợi nhuận từ chênh lệch và kích cầu nhu cầu ảo. Tất nhiên, những thành tựu về của công nghiệp không biến mất, chúng vẫn phải hoạt động với phần lớn được tự động hóa để cung cấp của cải cho xã hội và tạo ra các công cụ sản xuất có quy mô cá nhân hơn, từ đó tạo thành nguồn lực cho các nhóm doanh nghiệp được chia nhỏ phía trên (điểm ưu việt hơn so với những xã hội tiền công nghiệp). Đây một cái nhìn mình rút được để xã hội phát triển mà không bị "người máy hóa" hết toàn bộ, mình cũng thấy nhiều bạn trẻ cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng này, như chuyển dịch khỏi nhưng khu công nghiệp tập trung, phân bổ về các vùng quê và thành lập những nhóm doanh nghiệp địa phương với triết lý đề cao sự đặc trưng bản thân, chất lượng. Để làm được như vậy, có vẻ chúng ta còn một con đường dài, đầu tiên là phải giải độc cho xã hội về cái ảo tưởng phục tùng cho cỗ máy kinh tế mà không thèm lý luận suy nghĩ trước cái đã, rồi từ từ nâng cao nhận thức cá nhân cho từng người. Và đó là nhiệm vụ khổng lồ của giáo dục. Như cách mà nội dung những quan điểm của nhà tâm lý học xã hội Erich Fromm đã truyền lại: con người giờ đây phải tự đứng trên đôi chân của mình để đối mặt với sự tự do và sáng tạo của bản thân, chúng ta không thể tuân phục một quyền uy nào một cách vô tri, vô giác và mong đợi nó sẽ dẫn mình đến viên mãn được nữa.
@morg5432
@morg5432 3 ай бұрын
Thế tóm gọn lại ý của bạn đổ lỗi cho nền giáo dục hay chính bản thân của bạn không sở hữu một cuộc sống tươi đẹp trước khi bước vào nền giáo dục, của cải xã hội luôn luôn là không đủ cho tất cả mọi người và nếu bạn không sở hữu được cái gì đó thì bạn có thay đổi cải cách bản thân bao nhiêu thì cũng không ai chia phần cho nữa đâu
@giabaolevu1055
@giabaolevu1055 3 ай бұрын
​@@morg5432 Bạn nói cái gì vậy =))) mình đang nói về mỗi người nên chấp nhận quyền tự do học tập để tự tìm đường cho con đường phát triển của mình, chứ đừng chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hướng đi được định sẵn của nền giáo dục phổ thông hiện tại, rồi chỉ để đi làm 1 vị trí suốt đời rồi đợi nghỉ hưu. Mính phê phán thói lười suy nghĩ, ỷ lại vào hướng đi được người khác viết sẵn ra trong việc học và đi làm, ngồi ngóc mỏ đợi người khác chia phần bởi vì mình rất ngoan ngoãn và nghe lời đấy.
@morg5432
@morg5432 3 ай бұрын
@@giabaolevu1055 bạn đang phê phán một cái chẳng có thật
@morg5432
@morg5432 3 ай бұрын
@@giabaolevu1055 nếu bạn không thích nề nếp của giáo dục thì ai cũng đến 70 tuổi là nghỉ hưu, bạn không tuân theo nề nếp cũng được thôi. Nhưng liệu bạn có về được hưu không thì bạn lại chẳng nói
@morg5432
@morg5432 3 ай бұрын
Nói về quyền tự do phát triển thì đấy, cấp 3 có hơn chục môn học, đại học thì có đầy, bạn tự tung tăng tự do chọn trường nào thì chọn đấy? Tôi có thấy vấn đề bạn nói đến đây là gì?? .. Còn không lẽ làm việc tới già không được về hưu?, con đường đã định sẵn thế sao không tự tin mà còn đi tìm con đường nào? Nghe có vẻ đánh bạc vl
@vinhbuiquang6694
@vinhbuiquang6694 10 ай бұрын
Kĩ năng edit vdieo của bạn đỉnh ghê á. cảm ơn bạn vì đã làm 1 video tuyệt vời như này. Nếu đc thì bạn hãy làm thêm 1 video nữa về sự transformation mà giáo dục nên có để phù hợp hơn với những đứa trẻ đi.
@NghiaNguyen-cv2jd
@NghiaNguyen-cv2jd 10 ай бұрын
Mình đã đăng kí kênh sau khi xem video này và sẽ xem tất cả các video của bạn chúc bạn có đặt đc mục tiêu của mình❤🎉
@DuyenNguyen-gm5lw
@DuyenNguyen-gm5lw 8 ай бұрын
kiến thức hay còn giọng chị thì siêu cuốn
@DucNguyen-ok3cn
@DucNguyen-ok3cn 9 ай бұрын
Chuẩn quá rất hay e nha tư tưởng chuẩn để phát triển good ❤
@thang2161
@thang2161 10 ай бұрын
Và em đang bắt đầu làm nội dung trên KZfaq. Sự khởi đầu và thoát ra nổi sợ. Em chia sẽ kinh nghiệm và góc nhìn bản thân. Biết cách đặt tiêu đề gây tò mò Cảm ơn em, giọng em hay, nội dung hay. Không cần edit tạo hiệu ứng chuyển cảnh nhiều.
@myan01-nguyenthi38
@myan01-nguyenthi38 10 ай бұрын
chị ơi, trước giờ em cảm thấy bản thân nhận ra rất nhiều điều mà các bạn bè và mọi người xung quanh bảo là sai lệch và ngu xuẩn ấy, lúc ấy em đã nghĩ rằng bản thân mình đã đi sai hướng, vì em thích hội họa hơn là học trên trường. Nhưng sau khi có 1 người bạn chia sẻ và thêm video của chị nữa em đã cảm thấy bản thân không cô đơn và đã tự tin hơn, cảm ơn chị đã nói ra những điều này ạ
@snowba11-l4c
@snowba11-l4c 10 ай бұрын
Ơ sao giống nhau thế này 😭
@ThanhPhan-mr4kl
@ThanhPhan-mr4kl 10 ай бұрын
Nội dung quyến rũ ❤
@drngovietnhan
@drngovietnhan 10 ай бұрын
Rất hay, hy vọng kênh của em phát triển hơn nữa
@toantakeri8454
@toantakeri8454 9 ай бұрын
Đó là lý do vì sao mà mình càng ngày càng mất niềm tin vào nền giáo dục Việt Nam. Mình 18 tuổi nhưng mà 2 năm học lại vì lý do cá nhân, không hiểu vì sao mà mình có khả băng đánh giá giáo viên theo thái độ giảng dạy và tính cách của họ. Mình cực kỳ không ưa những giáo viên có tính cách dữ và nghiêm khắc, nếu mình cảm thấy họ đi quá xa thì mình không ngần ngại đánh họ để bừng tỉnh lại, họ cho rằng đó là hỗn láo nhưng mà đó chỉ là cách nhìn của người Châu Á mà thôi
@Zz-Aurora-zZ
@Zz-Aurora-zZ 10 ай бұрын
video sâu như này thì cj xứng đáng nổi tiếng hơn
@viet3136
@viet3136 6 ай бұрын
Hay quá chị uiiiii
@unginhtoan2324
@unginhtoan2324 Ай бұрын
Bài này hay quá bạn ơi, nó đơn giản dễ hiểu mà những người có học vị cao trong ngành giáo dục cũng ko thể nhận ra nữa. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Chúc bạn có nhiều niềm vui và cho ra nội dung hay như vậy
@sophianguyen-cr3578
@sophianguyen-cr3578 10 ай бұрын
Video chất lượng quá, cảm ơn những chia sẻ của An nhiều !
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
Em cám ơn ạ 💕
@ieltsflyingcolours5978
@ieltsflyingcolours5978 Ай бұрын
Bạn này thông minh và có kiến thức hơn đại đa số mấy vị trong ngành giáo dục hiện nay.
@HienNguyen-ke5te
@HienNguyen-ke5te 9 ай бұрын
video rất hay, cách bạn trình bày cũng rất chân thật, dễ chịu, mình mong bạn tiếp tục tạo ra những video tiếp theo nữa nhé!
@baokhanhblog
@baokhanhblog 9 ай бұрын
Video hay quá. Mình nghĩ là bạn có thể dịch và đọc lại các câu quote bằng Tiếng Việt thì tốt hơn ạ. Vì nhiều người như mình hay chỉ nghe chứ không nhìn hình ạ.
@anviethai9331
@anviethai9331 6 ай бұрын
Được nghe 1 góc nhìn mới về cuộc sống, cảm ơn bạn đã làm video.
@intellectschannel9321
@intellectschannel9321 8 ай бұрын
bé thông minh lắm, bé đã nói đúng những vấn đề của xã hội hiện tại
@JennsTran
@JennsTran 9 ай бұрын
Nghiên cứu chuyên sâu, lối dẫn vấn đề hay và hấp dẫn. Đọc đa chiều. Hay. Cảm ơn bạn về quan điểm và video đã làm. Trân trọng.
@LeoNguyenComedy
@LeoNguyenComedy 10 ай бұрын
cám ơn An!!! love this.
@hoaian_le
@hoaian_le 10 ай бұрын
thank you anh Leo!!
@lye9269
@lye9269 9 ай бұрын
Giờ nhìn lại bản thân mình năm 19 =)))) đủ can đảm đủ điên đủ trẻ trâu đủ cảm xúc để bỏ học tại trường ... nhưng hơi buồn là lúc đó chưa đủ kiến thức =(((
Tuổi 20 làm gì để trưởng thành hơn?
13:21
An Lê
Рет қаралды 20 М.
Triết lý của cây: "vô dụng" để tự do?
13:31
An Lê
Рет қаралды 29 М.
A little girl was shy at her first ballet lesson #shorts
00:35
Fabiosa Animated
Рет қаралды 17 МЛН
لااا! هذه البرتقالة مزعجة جدًا #قصير
00:15
One More Arabic
Рет қаралды 24 МЛН
小蚂蚁被感动了!火影忍者 #佐助 #家庭
00:54
火影忍者一家
Рет қаралды 41 МЛН
Comfortable 🤣 #comedy #funny
00:34
Micky Makeover
Рет қаралды 10 МЛН
u gotta "chìm sâu" vô nỗi buồn chán
14:38
An Lê
Рет қаралды 20 М.
ai đang THẬT SỰ điều khiển thế giới?
12:37
An Lê
Рет қаралды 26 М.
Hãy bật dậy sống đời ý nghĩa thôi!
9:13
KIẾN THỨC THÚ VỊ Official
Рет қаралды 203 М.
Một mình để thấy mình không một mình.
17:29
An Lê
Рет қаралды 25 М.
9 signs of a toxic friendship
14:45
An Lê
Рет қаралды 11 М.
A little girl was shy at her first ballet lesson #shorts
00:35
Fabiosa Animated
Рет қаралды 17 МЛН