Пікірлер
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 8 сағат бұрын
Vị này nghe quen nhỉ...nhưng mà so với Mạnh Thường Quân thì mình nể phục Ngụy Vô Kỵ hơn. Sử ký có ghi lại một lần người Triệu chạy ra xem Mạnh Thường Quân, sau nói là người dân bình luận dáng người ông nhỏ bé thế là ổng cho môn khách diệt luôn mấy trăm người của một huyện lận =.=
@oldmanlaogia2389
@oldmanlaogia2389 Күн бұрын
giờ hay có cái chuyện lật sử là Mạnh Thường Quân không có lòng thương người, kiểu người bình thường ăn hên v.v... nhưng thấy rõ ràng là chí khí ông này rất cao, biết dùng người.
@nguocdong8687
@nguocdong8687 17 сағат бұрын
Tạm chưa bàn về một số hành động đúng sai như nào vì cái đó cũng có thể do hoàn cảnh lịch sử thời đó, thực ra tư tưởng và cách chiêu hiền đãi sĩ của ông có thể nói là rất cấp tiến, đáng nể
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 Күн бұрын
Thời Xuân Thu Chiến Quốc được ví như thời trăm hoa đua nở, trăm nhà cất tiếng, được tự do ngôn luận, mà lại còn siêu sắc sảo. Mình thấy mấy vị học giả thời này mà xuyên về thời hiện đại thì thật là... hay 😊
@nguocdong8687
@nguocdong8687 17 сағат бұрын
:D
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 Күн бұрын
Lý luận của Mạnh Thường Quân lúc nhỏ sắc sảo thế trời 😅😅
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 Күн бұрын
Nếu gọi những người làm từ thiện thời nay là mạnh thường quân thì cũng đâu đúng nhỉ
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc Күн бұрын
chưa đúng hoàn toàn so với người xưa
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc Күн бұрын
mạnh thường quân là nuôi những người có tài hay đc gọi là sĩ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 18 сағат бұрын
Có thể là xuất phát từ sự kiện đốt giấy nợ của người dân ấp Tiết, nhưng thực tế đó là tự chủ ý của một trong những môn khách của ông là Phùng Hoan, và Mạnh Thường Quân cũng có tiếng thiện tâm từ đó. Sở dĩ có chuyện ví những người hảo tâm, trọng nghĩa Việt Nam là Mạnh Thường Quân có lẽ do chân dung đầy đủ của Mạnh Thường Quân xuất hiện ở Việt Nam quá trễ. Các bản dịch Sử ký ra tiếng Việt từ 1944 đến mười mấy năm đầu thế kỷ 21 đều chưa dịch phần Mạnh Thường Quân liệt truyện. Trong khi đó, Mạnh Thường Quân hiện ra chỉ toàn phần sáng trong tiểu thuyết chương hồi Đông Chu liệt quốc từ bản dịch năm 1938 và tái bản nhiều lần ở Việt Nam.
@hungphan670
@hungphan670 Күн бұрын
sao kênh này hay v mà ít đăng ký thế nhỉ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 18 сағат бұрын
Có lẽ cũng tùy cơ duyên ạ. Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ kênh ^^!
@minhvuong43
@minhvuong43 2 күн бұрын
Tình tiết này ko hợp lý
@nguocdong8687
@nguocdong8687 2 күн бұрын
Nếu lấy tư tưởng hiện đại để lý giải quan niệm thời mấy nghìn năm trước thì đúng là sẽ khó hiểu ạ
@minhvuong43
@minhvuong43 2 күн бұрын
@@nguocdong8687 Mới gặp, chưa có ơn nghĩa gì mà sẵn lòng chết thì quá là có tội với bản thân , cha mẹ... thời đại nào cũng ko hợp lý.
@nguocdong8687
@nguocdong8687 2 күн бұрын
@@minhvuong43 Đồng ý với bạn, không ai thấy nó hợp lý cả. Đáng tiếc sự việc nó đã xảy ra như vậy rồi, còn theo cá nhân mình hiểu thì câu chuyện này không hẳn có ý nghĩa trên bề mặt hoàn toàn là cô gái dệt vải giúp đỡ người ta xong thì muốn tự tử, nếu vậy sẽ chẳng ai muốn giúp ai làm gì cả. Nhưng mà, nếu xét hoàn cảnh thực tế lúc đó mà nói, Ngũ Tử Tư vì cha anh mà báo thù và đang trên đường đào thoát khỏi truy sát, điều ấy có thể hiểu được nhưng không thể vì thế mà khiến vị ân nhân của mình phải nhảy xuống sông tuẫn tiết. Giả sử, người phụ nữ giặt vải nếu như không nhảy xuống sông thì Ngũ Tử Tư có lẽ cũng sẽ giết cô ấy để tránh lộ tẩy hành tung của mình, trong mắt ông ta lúc đó việc báo thù là quan trọng nhất, bản thân cũng vì vậy mà đã phải chịu rất nhiều ủy khuất. Và có lẽ người phụ nữ dệt vải họ Mã cũng hiểu điều đó khi Ngũ Tử Tư dặn dò - có thể là thấy rõ mối nghi kị của ông, và cũng muốn bảo hộ cho người thân của mình mà quyết định như vậy. Trong chúng ta, có rất nhiều người khi xem xét một vấn đề nào đó đều đứng trên cơ điểm bản thân mà đo lường đúng sai. Nếu có thiên lý thì tuyệt đối không phải như vậy. Những tội khác có thể tha thứ, nhưng nguyên do cái chết của người phụ nữ giặt vải thì không thể nói là không có liên quan đến Tử Tư. Đây có thể chính là nguyên nhân cái chết sau này của Tử Tư, vì cũng xem như đã tạo nghiệt duyên lúc đó, chưa kể còn một số hành vi sau này như đào mộ quật xác Sở Bình Vương và bá bĩ. Oan oan tương báo, luật nhân quả tuần hoàn, haizhhh...
@Phuc-yl8wo
@Phuc-yl8wo 2 күн бұрын
Igoooo... do ổng bất tài mà
@Phuc-yl8wo
@Phuc-yl8wo 2 күн бұрын
Đáng tiếc
@khangbluewind
@khangbluewind 3 күн бұрын
Nước Sở quyền hành chủ yếu nằm trong tay 3 sĩ tộc Khuất - Cảnh - Chiêu. 3 nhà này thiếu nước chia Sở làm 3 như Tam Tấn ấy. Nên Sở Vương và vương tộc chán đời đâm vào ăn chơi là chuyện bt :v
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 3 күн бұрын
Ồ, nhà họ Khuất của Khuất Nguyên lớn thế ạ? Thảo nào Khuất Nguyên phẫn uất là phải, chẳng phải nhìn thấy kết cục dễ như miếng bánh bị người ta xâu xé sớm nhỉ
@khangbluewind
@khangbluewind 3 күн бұрын
@@auroranguyen4130ông này trung thành với Sở Hoài Vương. Khi Sở Hoài Vương chết thì chửi Sở Tương Vương nên bị đuổi khỏi vương đô. Sau vương đô bị Bạch Khởi dùng thuỷ công chiếm thì phẫn uất tự sát
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 3 күн бұрын
@@khangbluewind Khuất Nguyên là quan văn, cũng là bậc quân tử ngay thẳng nhân nghĩa, ... nhưng thực tế mình vẫn cảm thấy lẫn cấn không đồng tình với cái kết ông ý chọn, hình như lão Ngư phủ ở sông Mịch La là người tu Đạo. Về bề mặt câu chữ, lời ông lão đối lập với cái tâm chí của Khuất Nguyên về lối nước chảy bèo trôi, nhưng mà "Thánh nhân xưa nay uyển chuyển không câu nệ, biết việc tùy thời" mà Khuất Nguyên không ngẫm sâu thì phải, đoạn kết của cuộc đối thoại là lời hát của ông lão: Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi rồi hát rằng: “Sông Tương nước chảy trong veo Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta Sông Tương nước đục phù sa Thì ta lội xuống để mà rửa chân”. Hát xong, đi thẳng không nói gì nữa. Nói chung, thật đáng tiếc, nhưng mà mình vẫn thấy không đáng để ông ý tự vẫn đâu mà.
@khangbluewind
@khangbluewind 2 күн бұрын
@@auroranguyen4130 thời đó chiến loạn liên miên nên dân thường k có tư tưởng trung quân, ái quốc :))
@hiemne
@hiemne 2 күн бұрын
​@@auroranguyen4130 Họ Chiêu có Lệnh Doãn - Chiêu Dương quyền thần trước Khuất Nguyên . Sau này có Cảnh Hàm của họ Cảnh đủ uy quuền để cùng Hạng Yên tôn Xương Bình Quân làm vương nước Sở đó . 3 nhà này quyền lực tương đương với họ Mễ ấy
@nhondoan9744
@nhondoan9744 3 күн бұрын
Điềm báo trc, Tần sẽ thay Châu nhưng sẽ ko giữ đc lâu như Vũ Vương nâng đc đỉnh nhưng sẽ bị đè chết sau đó
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 3 күн бұрын
Ngày xưa khi đọc mấy câu của ông lão đánh cá khuyên Khuất Nguyên mình chưa hiểu lắm, ... thực ra giờ vẫn chưa hiểu hết...
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Nhân tiện nói về cửu đỉnh trong bài, mặc dù Tần Vũ vương vội vàng chưa biết tự lượng sức mình khiến bản thân qua đời nơi đất khách, có thể nhiều người sẽ đặt câu hỏi tại sao, có đáng không. Mình chia sẻ thêm chút nguồn gốc của Cửu Đỉnh - thần vật cổ đại của TQ nhé. Nói đến đỉnh, có thể mọi người sẽ liên tưởng đến thần khí Thần Nông đỉnh, nhưng mà Cửu Đỉnh trong bài là của vua Đại Vũ ngày xưa cho đúc Cửu đỉnh nhằm thể hiện Hoa Hạ thống nhất. Sau khi Vũ lên ngôi, chư hầu trong thiên hạ tụ họp về Đồ Sơn, nước Hạ. Để kỷ niệm lần thịnh hội này, Đại Vũ quyết định đem đồng do các nơi cống nạp đúc thành chín vạc lớn (Cửu đỉnh). Lấy đồng của mỗi châu cống nạp để đúc thành một đỉnh của châu đó, lại cho khắc lên đỉnh hình thế núi sông của châu đó; đồng thời cũng cho khắc lên đỉnh những đồ vật và cầm thú kỳ lạ gặp được lúc trị thuỷ trước đây ở mỗi châu, dùng đỉnh đó làm biểu tượng cho một châu, Cửu đỉnh biểu tượng cho Cửu Châu gồm Kí, Duyện, Thanh, Kinh, Dương, Lương, Ung, Từ, Dự. Trong đó, đỉnh của Dự Châu làm đỉnh lớn ở giữa. Cửu đỉnh được đặt ở đô thành triều Hạ, biểu tượng Đại Vũ chính là chủ nhân của Cửu Châu, thiên hạ từ đây thống nhất. Sau đó Đại Vũ xem Cửu Đỉnh là bảo khí trấn quốc, trở thành biểu tượng của “Thiên mệnh”, tượng trưng cho quyền lực do Thần ban cho Hoàng đế. Triều nhà Hạ được các sử gia coi là triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc. Cửu Đỉnh thể hiện cho khát vọng thống nhất, quyền lực tối cao của nền văn minh Hoa Hạ. Có thể coi là biểu tượng chính thống về cội nguồn của người Hoa. Sau này khi nhà Hạ suy, nhà Thương được thành lập thì Cửu Đỉnh được đưa về kinh đô nhà Thương. Rồi đến khi Chu Vũ Vương sáng lập nhà Chu, Cửu Đỉnh cũng được đưa về kinh đô Cảo của vương triều này. Dù tiếp đến, nhà Chu có dời đô tới nơi khác thì "báu vật" này cũng sẽ được hộ tống theo. Cửu Đỉnh tồn tại êm ấm hàng ngàn trăm qua các triều đại nhưng đến khi Tần Chiêu Tương Vương (cụ nội Tần Thủy Hoàng) diệt nhà Chu trong thời kỳ chiến quốc thì biến cố xảy đến với Chín chiếc đỉnh đồng này. Cụ thể, Tần Chiêu Tương Vương sai người là Doanh Cừ đi mang Cửu Đỉnh về kinh đô Hàm Dương của nước Tần. Khi đi qua sông Tứ Thủy thì một chiếc đỉnh bị rơi xuống sông, quân Tần không tài nào vớt được. Vậy nên, khi về đến Hàm Dương thì chỉ còn tám chiếc. Sau nhiều biến cố, 8 đỉnh còn lại bị thất lạc, có nguồn thì nói là đến đời Tần Thủy Hoàng thì ông cho người nung chảy 8 chiếc đỉnh để lấy đồng đúc 12 tượng người đặt trong sân triều để ứng với sức mạnh của nhà Tần. Người Trung Quốc có câu thành ngữ cổ "Thiên Hạ Vấn Đỉnh, Đỉnh Định Trung Nguyên" (tạm dịch là người trong thiên hạ đi tìm những chiếc đỉnh để có thể thâu tóm giang sơn). Cho nên Cửu Đỉnh rất quan trọng trong nền văn mình Hoa Hạ và TQ.
@Tieurua0812
@Tieurua0812 4 күн бұрын
Bó tay... Chết vì cái "cối giã tỏi" 😂
@xichhao945
@xichhao945 4 күн бұрын
ko chỉ là cái đỉnh nó còn đại diện cho cửu châu ấy, xưa có ông chỉ dám "vấn đỉnh trung nguyên" vậy nên khi Hạng Vũ "bá vương cử đỉnh" mới thành cái điển tích
@Tieurua0812
@Tieurua0812 4 күн бұрын
@@xichhao945 ý mình là tội chơi dại, thích thể hiện để rồi đi bán muối. Chứ mình biết sự tích về Cửu Đỉnh Thần Châu của người Trung Quốc 🇨🇳 mà. Lúc trước còn nhớ rõ số kg của mỗi cái, giờ quên rồi. Trong truyện mấy thanh niên Trung Quốc thường mang mấy cái đấy ra khoe lắm, cái gì mà chấn áp khí vận, tụ hội nhân khí, chúc phúc thiên địa,... ảo tung chảo luôn 😁
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
:) Theo truyền thuyết, mỗi đỉnh ước tính nặng tầm 7.5 tấn ạ
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 5 күн бұрын
Bác Hồ của ta rất giỏi đứng giữa chế độ tàn án như vậy mà bác học hỏi những thứ tốt của tư tưởng maclenin và thêm các tư tưởng đạo đức độc lập tự do hạnh phúc để giúp nước ta phát triển
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Nói chung tình hình của Việt Nam và xuyên suốt lịch sử nước ta được Thiên thượng an bài khá đặc thù, có điểm khác biệt riêng ạ ^^
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 5 күн бұрын
Hay quá đi à
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 5 күн бұрын
Có tài nhưng mà không có đức mới đáng sợ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
"Chữ tài đi với chữ tai một vần", đúng là đáng sợ
@minhvuong43
@minhvuong43 5 күн бұрын
Xét về Vua, mình thích Tần Thuỷ Hoàng nhất, nhất là sau khi xem bộ "Đại Tần Đế Quốc 4 ".
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Chào bạn, kênh có làm chuỗi video về Tần Thủy Hoàng như bên dưới để mọi người tiện theo dõi, mời bạn tham khảo nha: kzfaq.info/sun/PLnYVZIEoWpCnc-t6rb6-2FMfp0hHdkvfM&si=bhHb9GE2TDKq2dyD Cảm ơn bạn đã ủng hộ kênh!
@khangbluewind
@khangbluewind 5 күн бұрын
Fact: VLTT thời Tần sập lâu r. Đoạn còn đến hiện tại là nhà Minh xây. Fact 2: VLTT k phải 1 trong 7 kỳ quan thế giới.
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Chào bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi và góp ý nhé. Thực ra, bức tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc này đã được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc, đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng và ông cũng đã liên kết các tuyến phòng thủ rời rạc của các nước chư hầu trước đó lại với nhau thành Vạn lý trường thành bao quanh lãnh thổ đế chế Đại Tần lúc đó. Có năm giai đoạn hình thành chính: 208 TCN (nhà Tần) thế kỷ thứ 1 TCN (nhà Hán) thế kỷ thứ 7 (nhà Tùy) 1138 - 1198 (nhà Bắc Tống) 1368 - 1640 (từ vua Hồng Vũ đến vua Sùng Trinh của nhà Minh) Và Vạn Lý Tường Thành được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1987. Còn nằm trong 7 kỳ quan thế giới hay không thì theo mình biết nó cũng gây khá nhiều tranh cãi giữa các tổ chức đánh giá về lịch sử, địa lý, thời gian...vv nên kết luận cũng chưa rõ ràng.
@khangbluewind
@khangbluewind 4 күн бұрын
@@nguocdong8687 7 kỳ quan thế giới chỉ nằm xung quanh Địa Trung Hải thôi :))
@minhvuong43
@minhvuong43 5 күн бұрын
Bạn đọc rất truyền cảm, rất hay.
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ kênh ^^!
@user-iw1yq9rd3z
@user-iw1yq9rd3z 5 күн бұрын
Hay quá
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Chào bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi nhé!
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 5 күн бұрын
Igoooo....giá mà KZfaq có cái nút gửi tin nhắn thở dài...
@VanTuanLe
@VanTuanLe 5 күн бұрын
😫 như này à
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 4 күн бұрын
​@@VanTuanLe 😂😂 Nút âm thanh cơ, để than thở vài lần cho Tần Vũ Vương ấy ạ, haizhhhhh...
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
@@auroranguyen4130 Đúng là đáng tiếc cho Tần Vũ Vương, khi Chu diệt nhà Thương thì Chu Vũ Vương cần 9 vạn người để di chuyển mỗi đỉnh về kinh đô nhà Chu, Tần Vũ Vương có thể nhấc lên cũng là có thần lực kinh người rồi, chỉ là đáng tiếc vì không tự lượng sức, hành sự lỗ mãng, có người còn nói là do ông mạo phạm thần khí.
@ucnguyenanh9414
@ucnguyenanh9414 5 күн бұрын
Thích Tần Vũ Vương trong Đai Tần Đế Quốc 2 hơn Mị Nguyệt Truyện
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 6 күн бұрын
Và từ đây tần thủy hoàng ra đời
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 6 күн бұрын
Bẩu sao mà người ta gọi giao tiếp là một nghệ thuật 😅 nhưng mà mấy nhà du thuyết ngày xưa như Tô Tần, Trương Nghi thật khiến người ta đau đầu... 🥲
@huanngoc1901
@huanngoc1901 6 күн бұрын
bản này là xuân thu chiến quốc của tác giả nào ạ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Chào bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi nhé! Dữ liệu chính thì vẫn là Sử Ký của Tư Mã Thiên, còn nghiên cứu chuyên sâu để phân tích và đàm luận thì từ giáo sư tiến sĩ chuyên nghành lịch sử- văn hóa người Trung (hiện đang giảng dạy ở Mỹ) bạn ạ
@huanngoc1901
@huanngoc1901 6 күн бұрын
@@nguocdong8687 bạn có cho mình xin nguồn tài liệu được không ạ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
Bạn có thể tham khảo trang của giáo sư Chương Thiên Lượng như dưới đây nhé: xtfy.ntdtv.com/ Và đây là kênh youtube: www.youtube.com/@chinesehistoryshow5841/
@hatran5783
@hatran5783 7 күн бұрын
Binh bất yếm trá,quyền mưu chính trị càng hiểm ác khôn lường. Trương Nghi phá thế hợp tung của 6 nước tạo tiền đề gồm thâu lục quốc là mưu sâu kế hiểm, gọi tiểu nhân là chưa đúng
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Trong suốt 2000 năm sau là thời đại của nho gia. Các nhà nho luôn trọng nhân nghĩa lễ trí tín, duy trì công bằng chính trực trong xã hội. Vậy nên các nhà nho thường coi Tô Tần và Trương Nghi là những kẻ miệng lưỡi, và họ tín phục những người chính trực như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Vậy nên đứng ở góc độ của nho học, thì Trương Nghi là tiểu nhân, không thành tín. Lừa dối quân vương là phạm tội khi quân phạm thượng. Nhưng nếu đứng ở góc độ "cá lớn nuốt cá bé", đánh nhau sống chết, chiếm nước của nhau, thì Trương Nghi không phải tiểu nhân. Mà thực sự thì Trương Nghi là người rất có tài. Ông còn biết công thành thân thoái, tự tìm đường lui, cuối đời ra đi thoải mái. Trong Nho gia mới có khái niệm quân tử và tiểu nhân. Nếu đứng từ các phương diện khác thì hoàn toàn không có khái niệm này. Con người có quyền tư duy theo góc độ mà họ muốn.
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 7 күн бұрын
chính trần bình với chu bột giành lại được nhà hán từ tay lã hậu
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 7 күн бұрын
trần binh khôn nhất
@khangbluewind
@khangbluewind 7 күн бұрын
Trương Nghi là hạng tiểu nhân, k cùng mâm với Thương Ưởng, Phạm Thư, Lã Bất Vi, Lý Tư đc
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Thực ra theo góc độ khách quan mà xét, cả những người trên đều có tài cho nên họ mới là những người có thể chọc trời khoấy nước một thời như vậy. Nhưng tài thì phải đi kèm với đức thì nhân dân mới được nhờ, thủ tín thủ nghĩa thì quân vương mới trọng dụng, người đời sau nhìn lại mới tâm phục khẩu phục. Mặc dù mấy nhân vật lẫy lừng thời Xuân Thu Chiến Quốc như Tô Tần, Trương Nghi, Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Thương Ưởng, Lã Bất Vi, Bạch Khởi, Lý Mục, Vương Tiễn, Cam Mậu, Nhạc Nghị, Mao Toại... đều xuất sơn cùng một thầy là Quỷ Cốc Tử; nhưng như ta thấy đó, căn cơ ngộ tính của các vị này đều cao lại kèm thầy giỏi nhưng chí hướng và mức độ đạo đức tâm tính cơ điểm khác nhau cho nên đi trên con đường khác nhau và kết cục cũng khác nhau. Riêng đối với Tô Tần - Trương Nghi, cá nhân mình cũng không muốn bình luận gì thêm nhiều, vì những gì muốn chia sẻ bên mình đã trình bày trong video rồi (cũng không phải đàm luận theo quan điểm cá nhân, mà đó là đánh giá của giáo sư tiến sĩ chuyên ngành lịch sử văn hóa người Trung phân tích đàm luận), còn hiện tại mình xin mượn lại đánh giá của nhà sử học Tư Mã Thiên trong Sư ký và đánh giá của Quỷ Cốc Tử dành cho Tô Tần và Trương Nghi như sau: Tư Mã Thiên kết luận trong Sử ký về 2 người này như sau: "Cả Tô Tần và Trương Nghi đều là kẻ nham hiểm xảo trá" Quỷ Cốc Tử chỉ than thở: "Con người thành Tiên thật khó" (vì ông là người tu Đạo, thấy căn cơ tiên cốt của 2 người này rất được nên mới báo mộng cho Tô Tần và Trương Nghi đến bái sư học nghệ tại núi Quỷ Cốc, nhưng khi thành tài, họ lại đi theo 2 con đường khác nhau...nên ông mới thở dài như vậy)
@AnhTuan-tz2tg
@AnhTuan-tz2tg 5 күн бұрын
phạm thư thì ko tiểu nhân à
@khangbluewind
@khangbluewind 5 күн бұрын
@@AnhTuan-tz2tg phế tứ quý, mang quyền lực về cho Tần Chiêu Tương Vương, đề ra chiến lược viễn giao cận công giúp Tần gặm dần Triệu, Ngụy, Hàn, Sở :))
@nguocdong8687
@nguocdong8687 5 күн бұрын
@@khangbluewind Đúng rồi bạn. Phạm Thư là một người rất có tài. Chúng mình cũng sắp ra video về ông. Nhưng Phạm Thư cuối đời cũng mắc phải nhiều sai lầm. Như là gièm pha Bạch Khởi để rồi mất đi cơ hội diệt nước Triệu. Rồi lại gièm pha thêm một lần nữa để hạ sát Bạch Khởi. Phạm Thư rất có tài năng, nhưng không phải là vẹn toàn. Cuối đời ông đã từ quan về quê, an hưởng tuổi già, vậy nên Phạm Thư cũng biết công thành thân thoái. Phạm Thư đã làm nhiều điều đúng đắn, nhưng cũng mắc sai lầm.
@khangbluewind
@khangbluewind 5 күн бұрын
@@nguocdong8687 Phạm Thư có sai lầm, nhưng biết báo ân, trả oán. Biết mình sai lầm là từ chức ngay. Bạch Khởi cũng có phần cố chấp nên mới bị giết.
@leedawn8507
@leedawn8507 7 күн бұрын
Thế cục hợp tung đánh Tần thì giống thế cục Nato vây Nga hiện tại. Còn BRICS thì là thế liên hoành chống lại
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
Hay quá ad à cứ làm trọn bộ danh sách phát này mình cày sạch video của kênh bạn luôn
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Cảm ơn bạn đã theo dõi, bộ Hàn Tín có full playlist đây rồi nha bạn :) kzfaq.info/sun/PLnYVZIEoWpCnu9Be95DiBbq69LYy37Gvt&si=huU7Y5fVbDT68tmO
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
😂😂😂
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
Bạn tạo danh sách video riêng về các thời kỳ sẽ truyền tải được nội dung tới nhiều người hơn ,chúc bạn thành công🎉
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Cảm ơn góp ý của bạn nhé!
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
Bạn tạo riêng 1 danh sách video về nhà trần được không bạn
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
Kiểu tất cả những nhân vật liên quan đến nhà trần ý bạn
@nguocdong8687
@nguocdong8687 6 күн бұрын
Dạ, chào bạn, bên mình ghi lại các góp ý của các bạn rồi nha, vì làm về sử nên cần bỏ công phu về nhân lực và thời gian khá nhiều để có những dữ liệu và đàm luận chính xác, khách quan; còn nói về sử việt qua từng triều đại thì sau này có cơ hội thì kênh sẽ làm chi tiết hơn. Bên mình cũng đã làm về lịch sử Việt Nam cũng như các nhân vật tiêu biểu ở danh sách dưới đây nha - nhà Trần cũng có chuỗi video được đánh dấu lại rồi ạ: kzfaq.info/sun/PLnYVZIEoWpCnLUA6KPXwVfp8OjP8ZPE7D&si=WRBfgeNxpDOiGnuX Cảm ơn bạn đã thường xuyên theo dõi và ủng hộ kênh :D
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
bạn làm thêm về trận đánh của của Việt Nam ta được không ạ ,mình cảm ơn . khách chiến chống mỹ ,pháp, nhật ,trung
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Chào bạn! Hiện tại kênh đang tập trung chủ yếu mảng lịch sử cổ đại, còn lịch sử cận đại và hiện đại thì chưa ạ, mong bạn thông cảm. Tương lai sau này đủ cơ duyên thì bên mình sẽ làm sau ạ. Ngoài chuỗi video đặc biệt về Hùng Vương và Lý Thường Kiệt, dưới đây là playlist lịch sử việt nam qua các triều đại ạ, bạn tham khảo trước nha: kzfaq.info/sun/PLnYVZIEoWpCnLUA6KPXwVfp8OjP8ZPE7D&si=1oenxFFJoj2Ywu92 Cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn ^^!
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
Lý nho học của tuân tử đúng ko bạn
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Thủy tổ của Nho học (Nho gia) là Khổng Tử bạn ạ [ngày 27 tháng 8 năm 551 TCN, Khổng Tử ra đời ở Khúc Phụ, Sơn Đông; còn Tuân Tử thì được sinh ra sau đó hơn 200 năm - sinh năm 316 TCN, nghĩa là Nho gia đã thịnh hành trước thời Tuân Tử rất lâu rồi, tuy nhiên ông là một trong những người nổi bật nhất trong những người kế thừa và phát triển tư tưởng Nho gia của Khổng Tử]
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
@@nguocdong8687 mình nhầm tuân tử nhà nào ạ
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Dạ không sao bạn, Tuân Tử cũng thuộc trường phái Nho gia, nhưng lại khác với Khổng Tử. Mình chia sẻ thêm chi tiết chút cho bạn dễ hình dung nha: Tuy ông cũng là người theo tư tưởng Nho gia, nhưng khác với tư tưởng của Khổng Tử là dùng "nhân" để trị nước, Tuân Tử ủng hộ tư tưởng dùng "lễ" và "hình" để trị nước. Đối lập với thuyết "nhân chi sơ tính bản thiện" của Khổng Tử, bàn về "tính ác", Tuân Tử lại cho rằng "nhân chi sơ tính bản ác". Học thuyết tính ác của Tuân Tử có nghĩa rằng, con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,… Nếu như con người cứ phát triển theo dục vọng thì mối quan hệ giữa người và người sẽ phát sinh ra tranh đấu và tạo nên một xã hội hỗn loạn, do đó mới cần phải có "lễ" để điều chỉnh, sửa đổi bản tính ác của con người. Tuy nhiên, ông lại tin rằng chỉ có giới tinh hoa mới làm được điều này. Tuân Tử chứng kiến sự hỗn loạn xung quanh sự sụp đổ của nhà Chu và sự nổi lên của nước Tần với tư tưởng của Pháp gia là "tập trung vào sự kiểm soát của nhà nước bằng luật pháp và hình phạt". Do vậy, khác với các nhà Nho khác, ông cho phép những luật để trừng phạt tồn tại đóng vai trò nhất định trong việc quản lý nhà nước. Không giống với các nhà Pháp gia, ông ít chú trọng đến các luật lệ chung mà ủng hộ việc sử dụng ví dụ cụ thể để làm hình mẫu.[8] Hình mẫu vua và chính quyền lý tưởng (quân tử) của ông, được hỗ trợ bởi giới tinh hoa, gần giống với Mạnh Tử, nhưng khác biệt ở chỗ ông phản đối việc cha truyền con nối của chế độ phong kiến mà tin rằng địa vị của một cá nhân trong xã hội cần được xác định bằng khả năng của chính họ. Đó là lý do tại sao 2 học trò của ông theo trường phái Pháp gia nổi tiếng là Hàn Phi và Lý Tư lại phát triển Pháp gia như vậy. Nhưng mà, Pháp gia không tồn tại được lâu, vì con người luôn tu tâm hướng thiện làm gốc, hình Pháp chỉ là tầng sau cùng như một nhân tố bổ trợ mà thôi, còn nếu như Pháp gia lấy hình pháp làm nòng cốt, chỉ khiến con người càng xa rời đạo nên mới bế tắc. Ngay như Thủy Hoàng đế cũng chỉ là lợi dụng Pháp gia, chứ vẫn lấy Nho và Đạo là chính. Pháp gia thời Tần không ngừng biến đổi, sau khi Tần Thủy Hoàng mất lại càng hà khắc vô lý, vua thì yếu mà gian thần lại lũng đoạn, nên dân chúng oán thán ngập trời. Nói chung những luồng tư tưởng khác nhau thời Xuân Thu Chiến Quốc thì nhiều lắm, có những cái là của cá nhân do thời thế tạm thời lúc sinh thời mà sinh, còn có những tư tưởng lớn mà ảnh hưởng đến cả quá khứ lẫn tương lai vì nó gần với Thiên Đạo thì được trường tồn lâu hơn. Trong hơn 2.500 năm sau thời Xuân Thu, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến văn hóa truyền thống Trung Quốc là Nho gia, Thích gia và Đạo gia. Vì vậy thủy tổ của ba gia này: Khổng Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử trong dòng sông dài đằng đẵng của lịch sử vẫn nhận được sự kính ngưỡng và sùng bái lâu dài của hậu nhân. Không biết là sự trùng hợp của lịch sử hay an bài của Thiên ý, mà Khổng Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử đều xuất hiện vào cùng một thời đại. Năm sinh của Lão Tử không rõ ràng. Ngày 8 tháng 4 năm 566 trước Công nguyên (TCN), Thích Ca Mâu Ni sinh ra tại khu vực là nước Nepal ngày nay. 15 năm sau, tức ngày 27 tháng 8 năm 551 TCN, Khổng Tử ra đời ở Khúc Phụ, Sơn Đông. Văn minh Trung Hoa cũng nhờ có ba vị thánh nhân này mà phát triển rực rỡ.
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
dòng máu việt nam 🇻🇳 trong mình đang sục sôi
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
^^! Cảm ơn bạn đã theo dõi
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
hay quá bạn ơi lịch sử Việt Nam ta rất hào hùng , không kém trung hoa đâu
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Dạ, cảm ơn bạn đã ủng hộ. Lịch sử Việt Nam mình cũng 5000 năm văn hóa Thần Truyền, cũng nằm trên long mạch, vì vậy nên tu dưỡng đạo đức theo văn hóa truyền thống thì còn gì bằng. "Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có" - phong thủy dưỡng người, người dưỡng phong thủy vậy
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
long biên ngũ hùng ,tây hồ thất kiệt thời nhà lý 6 cặp vợ chồng nha anh em
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
được mỗi tôn tẫn mấy thắng kìa như đb
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Tôn Tẫn là cháu của Tôn Vũ nên cũng kế thừa được tài năng của tổ tiên từ thực lực đến phẩm cách, lại có thầy là Quỷ Cốc Tử - có thể nói là gia thế khủng :D
@ucnguyenanh9414
@ucnguyenanh9414 4 күн бұрын
Nếu quân vương biết trọng dụng thì Ngô Khởi cũng khá ok
@nguocdong8687
@nguocdong8687 4 күн бұрын
@@ucnguyenanh9414 Thời điểm này Ngô Khởi mất lâu rồi bạn ạ (vì Ngô Khởi mất năm 381 TCN). Ngô Khởi có tài quân sự nên sách lược của ông có thể sánh ngang Tôn Vũ, nhưng ông là người tham tài, hiếu sát và biện pháp thi hành có phần tàn ác như: giết vợ để cầu quan, tham quyền, thi hành chính sách khắc nghiệt làm các quan lại triều thần cũng như những người trong vương tộc không đồng tình, ghen ghét hãm hại nhiều lần và cuối đời bị quân nổi loạn giết chết. Cho nên, mặt đạo đức cũng có khuyết điểm.
@Hoathinhmoi1080
@Hoathinhmoi1080 8 күн бұрын
tô tần lại suy thoái đạo đức như bàng quyên ,xưa nay nhân quả không chừa một ai
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 8 күн бұрын
Mình thấy Tô Tần còn tệ hơn ấy, Bàng Quyên là bán bạn cầu vinh, còn Tô Tần thì chẳng ra làm sao, bại hoại =.=
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
phân tích rất hay
@user-iw1yq9rd3z
@user-iw1yq9rd3z 8 күн бұрын
Hóng video quá chừng
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Chào bạn, bên mình sẽ cố gắng cập nhật hàng ngày ạ ^^ Cảm ơn bạn đã theo dõi nhé
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
người yêu cũ thượng dương thái hậu tại sao phải hại ông nhỉ
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
tô tần cao tay thật
@livenews2024bbc
@livenews2024bbc 8 күн бұрын
dùng mõm
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Ngày xưa thời đó phát triển du thuyết, nên mới có bách gia chư tử, không chỉ đơn giản là dùng khả năng miệng lưỡi để thuyết phục người khác mà chủ yếu là cách tư duy, nghệ thuật giao tiếp và ngoại giao được phát triển đến đỉnh điểm :D P.s: Cảm ơn bạn đã theo dõi, khán giả của kênh có cả các em nhỏ nên chúng ta nên dùng từ ngữ tiếng Việt giàu và đẹp để các em còn học hỏi nha ^^!
@hatran5783
@hatran5783 8 күн бұрын
Hàn Tín vận dụng binh pháp có lẽ đã vượt qua Tôn Vũ, tự cổ chí kim khó ai bì kịp
@nguocdong8687
@nguocdong8687 8 күн бұрын
Mỗi người một tài riêng, nhưng Hàn Tín thì mình cũng thấy ông đúng là cao hơn một bậc, Hàn Tín được xưng tụng là "Binh Tiên" - không chỉ nói về phẩm cách, tài năng, mưu lược lẫn thao lược thực tài đều rất xuất sắc.
@hatran5783
@hatran5783 9 күн бұрын
Mong bạn tiếp tục làm những video mới, xem rất hay
@nguocdong8687
@nguocdong8687 9 күн бұрын
Chào bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi và ủng hộ kênh nhé!
@auroranguyen4130
@auroranguyen4130 10 күн бұрын
Nhanh nhỉ, mới đó mà tập 58 rồi, mới ngày nào lúc đầu còn ngồi hóng từng tập, bây giờ đã đi được nửa chặng đường lịch sử ùi (không biết có bao nhiêu tập toàn bộ, nhưng mình cảm thán cái cho nó văn vẻ lãng mạn 😅😅). Ngẫm lại, ngày xưa nhiều người giỏi thật đấy, người ta chú trọng rèn giũa tu tâm dưỡng tính từ bé, nào là từ tư thái, khí chất, đi đứng nằm ngồi đều phải theo lễ nghi - từ đó mà toát ra khí chất văn nhã. Trí tuệ thì chú trọng nội hàm... Nào là cầm kỳ thi họa, lục nghệ, ...vv Tất cả đều vì mục đích Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... Giờ thì CS vật chất có thể tốt hơn, nhưng nhiều khi khiến người ta bị đẩy đi nhanh quá, đôi khi khiến mình thấy bị trống rỗng lạc lõng dù đang ở 1 công ty hàng nghìn người... Igoooo... Cảm ơn các bạn, vất vả rồi 🙂🙏