Chăm sóc vết thương nhiễm trùng || Bác Sĩ Của Bạn || 2021

  Рет қаралды 64,401

Bác Sĩ Của Bạn

Bác Sĩ Của Bạn

2 жыл бұрын

Chăm sóc vết thương nhiễm trùng || Bác Sĩ Của Bạn || 2021
Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu cách chăm sóc vết thương nhiễm trùng
Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương ngoài da không phải là chuyện hiếm gặp. Các vết thương hở có thể rất nhỏ từ vết xước da, vết kim đâm, đứt tay cho đến những vết thương lớn hơn như đứt da sâu, rách da mảng lớn... Các vết thương đều cần có cách xử lý thích hợp, tránh việc nhiễm trùng vết thương hở.
1. Xử lý vết thương hở
Với các vết thương do tai nạn lao động hoặc do tai nạn sinh hoạt gây rách và chảy máu da, kèm theo tổn thương phần mềm. Ngay thời điểm vết thương xuất hiện đã có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh khác, thông qua vết thương hở này để xâm nhập vào bên trong cơ thể. Phân loại vết thương đến bệnh viện sớm trước 6 giờ được xem là vết thương sạch, vết thương đến sau 6 giờ là vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều lần.
Đối với các vết thương hở nhưng nông, vết nhỏ gọn, nhìn sạch thì có thể rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, sau đó băng kín vết thương. Xử lý các vết thương phần mềm cần phải cầm máu kịp thời, tránh làm vết thương nhiễm khuẩn. Vết thương có dị vật cần phải rút ra nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh.
Với các vết thương hở nhưng dài và sâu, có thể kèm theo dập nát tổ chức hay các vết bẩn cần phải cắt lọc, cần tiến hành làm sạch, sát trùng vết thương hở, khâu phục hồi vết thương. Sau khi khâu cần phải điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong 7 -10 ngày để tránh nhiễm trùng vết thương hở. Hầu hết các vết thương có thể cắt chỉ sau khi khâu từ 10 - 14 ngày tùy vị trí. Các vết thương tại vùng mặt là vùng được tưới máu nhiều nên thường liền nhanh, có thể cắt chỉ chỉ sau 10 ngày.
Tuy chỉ là một vết rách da nhẹ nhưng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời có thể sẽ trở nên nghiêm trọng chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Ngoài ra, chúng ta cần nắm được cách nhận biết vết thương đang bị nhiễm trùng để có cách xử lý kịp thời, tránh diễn biến xấu hơn.
2. Có nên băng kín vết thương không?
Có rất nhiều người cho rằng nên để vết thương “thở”, không băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy nhiên, việc làm này có thể sẽ khiến vết thương hở phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây nhiễm trùng hơn. Việc để vết thương hở không băng lại không giúp ích gì cho quá trình lành thương cả. Cách tốt nhất để quá trình lành thương diễn ra nhanh và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở đó là giữ đủ độ ẩm cho vết thương bằng một số loại thuốc mỡ, ngăn không cho vết thương bị khô lại và đóng vảy, vì khi vết thương đóng vảy sẽ mất thời gian lâu hơn để lành lại.
3. Nhận biết nhiễm trùng vết thương hở
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương hở bao gồm:
• Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi. Nếu mủ chảy ra có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng đã bị nhiễm trùng.
• Vết thương đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
• Thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
• Xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương.
• Biểu hiện sốt
• Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
• Người bệnh có vẻ rất yếu ớt.
4. Vết thương hở bị nhiễm trùng phải làm sao?
Xử lý nhiễm trùng vết thương hở tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí, tổng tạng sức khỏe và thời gian đã xuất hiện vết thương. Nếu vết thương chỉ bị đỏ nhẹ, thấm hoặc chườm nước muối (2 muỗng cà phê muối trong một lít nước), sau đó lau khô vết thương, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút. Nếu vết thương đã được khâu không được ngâm nước vì ngâm nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng, kháng sinh, thuốc giảm đau và sưng. Khi cần thiết có thể phẫu thuật để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng, mô chết hoặc các dị vật. Bác sĩ có thể rút mủ từ da để cải thiện tình hình.
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
#bacsicuaban #chamsocvetthuongnhiemtrung #vetthuongnhiemtrung

Пікірлер: 33
2 жыл бұрын
Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
@nganguyen8511
@nganguyen8511 Жыл бұрын
Cảm ơn chương trình bổ ich
@bichtuyennguyenthi4998
@bichtuyennguyenthi4998 2 жыл бұрын
Bác Sĩ Thịnh giải thích rất hay
@tranthanh8827
@tranthanh8827 Жыл бұрын
Cảm ơn nhé.
@nganguyen8511
@nganguyen8511 Жыл бұрын
Cảm ơn chương trinhchia sẻ thông tin hĩu ich
@kvancuti123
@kvancuti123 Жыл бұрын
bác sĩ ơi, chân cháu kiểu đi ngoài đường trơn với cả có rong rêu í cháu bá ngón chân út vào đó giờ cũng dc 2 3 ngày rồi và mủ chảy nhiều sưng đỏ hơi đau khó di lắm bác
@hongngocnguyen5582
@hongngocnguyen5582 2 жыл бұрын
bác sĩ hướng dẫn dễ hiểu
@inhninhz1167
@inhninhz1167 Жыл бұрын
Bác Sĩ ơi ở bên hông cháu có một vết thương do chạy ngã mà cháu chăm mấy ngày rồi mà vẫn bị đâu nhức thì phải làm sao ạ mong đc bác trả lời
@nguyenvanat8571
@nguyenvanat8571 2 жыл бұрын
cồn 70 độ..có diệt đc vi khuẩn ko bác sĩ
@atjr3311
@atjr3311 2 жыл бұрын
Bác tư vấn em với
@TamNguyen-fv3oc
@TamNguyen-fv3oc 2 жыл бұрын
Vêt thương của ng liêt cơ ạk
@vankyvo3905
@vankyvo3905 Жыл бұрын
Cháu bị té chân bị thủng vô hơi sâu h 1 2 tuần r ko lành còn chảy dịch thig ohair làm sao ạ
@phuthanh5366
@phuthanh5366 2 жыл бұрын
Bị đức ngón tay 10cm khô mài mà sờ vết thương nó nhất có sao ko ạ
@NhanThanh-yr8cc
@NhanThanh-yr8cc Жыл бұрын
Bs cho hỏi e vừa phẩu thuật nhưng lỡ ăn thịt bò cá hồi vs trứng giờ bị sưng đỏ nổi mụn nước và chảy nước vậy làm sao
@lenhho8444
@lenhho8444 Жыл бұрын
E vừa mới phẫu thuật ghép xương tự thân, chỗ cắt xương e đi cắt chỉ thấy có dịch màu vàng chảy ra vậy phải làm sao ạ
@Kaiyo-ob1qp
@Kaiyo-ob1qp Жыл бұрын
Là mũ đó tui bị rồi
@skytam6461
@skytam6461 2 жыл бұрын
Mik bị chân có vết thương kèm theo có ùng với gãy chân lm kiểu j ạ
@skytam6461
@skytam6461 2 жыл бұрын
Với lại vết thương khô rồi
@cohang1401
@cohang1401 Жыл бұрын
Chào Bác Sĩ ạ tay em bị cái máng sắt chọc vào ngoãn tay thì tay em bị xưng và đỏ lên bác sĩ có cách chỉ cho em với ạ
@bepham9673
@bepham9673 Жыл бұрын
Chị ơi chị hết chưa và lm thế nào hết sưng chỉ giúp e với ạ e cũng bị giống chị
@thientran8419
@thientran8419 2 жыл бұрын
Vết thương của e mưng mủ có nên nặn mủ ra k bác
@NhanThanh-yr8cc
@NhanThanh-yr8cc Жыл бұрын
Làm sao hết vậy bạn
@inhKhoiTran
@inhKhoiTran Жыл бұрын
hết chưa vậy..
@maivxisvwj.channel4822
@maivxisvwj.channel4822 Жыл бұрын
Bs ơi e vừa nâng mũi xong giờ dg bị nhiễm nên viết thương ra nhiều nước vàng và mủ nên dùng thuốc gì để chữa khỏi nhanh ko a
@johnwick5181
@johnwick5181 2 жыл бұрын
Của em bị thương có lớp da chết đen rồi mà vẫn chảy mủ và có mùi hôi thì làm sao ạ
@hoaiphong5318
@hoaiphong5318 2 жыл бұрын
Viết thuong của mình đầu gối. Nó khô lớp ngoài mà nó hay chảy mũ
@CuongNguyen-pu3kj
@CuongNguyen-pu3kj 2 жыл бұрын
@@hoaiphong5318 đồng hoàn cảnh thật đấy, khó chịu v
@ThanhTraTa
@ThanhTraTa 2 жыл бұрын
@@hoaiphong5318 Rồi giờ hết chưa bạn? Làm sao để hết vậy ạ? Mình cũng đang bị y vậy huhu
@yeubonsai368
@yeubonsai368 2 жыл бұрын
@@CuongNguyen-pu3kj mình cũng bị ở ngón út cả tháng rồi mà chưa lành nữa
@atphamvan5826
@atphamvan5826 2 жыл бұрын
Mình 1 tuần rồi mà vẫn còn chảy ướt ở chân có lẻ do mình lớn tuổi 59 tuổi sao đó và do mình phải đi làm việc nhà nửa
# 359. Chăm sóc vết thương: Không dùng oxy già (hydrogen peroxide)
13:21
Dr. Wynn Tran Official
Рет қаралды 92 М.
#125. Uống dầu cá (omega - 3) lợi và hại như thế nào?
14:17
Dr. Wynn Tran Official
Рет қаралды 3,2 МЛН
ТАМАЕВ УНИЧТОЖИЛ CLS ВЕНГАЛБИ! Конфликт с Ахмедом?!
25:37
NERF WAR HEAVY: Drone Battle!
00:30
MacDannyGun
Рет қаралды 57 МЛН
CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG NHIỄM TRÙNG | UMC | Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
14:12
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Рет қаралды 26 М.
#189. Viêm da cơ địa chữa trị thế nào?
16:24
Dr. Wynn Tran Official
Рет қаралды 348 М.
Rách gân chóp xoay vai: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị | CTCH Tâm Anh
19:06
Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh
Рет қаралды 129 М.
Làm thế nào để gãy xương mau lành?
8:53
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Рет қаралды 113 М.
[Medlineplus] Cách chăm sóc vết thương tì đè
5:22
Kênh Y Khoa
Рет қаралды 1,2 М.