[WOUND CARE] Thay băng vết thương hở | Tưới rửa | Chèn gạc | ĐiềuDưỡng•FYR

  Рет қаралды 42,433

Điều Dưỡng . FYR

Điều Dưỡng . FYR

2 жыл бұрын

Một số lưu ý khi thay băng vết thương hở:
- Hạn chế dùng gòn viên, gạc lau trực tiếp vào bên trong nền vết thương, vì có thể làm tổn thương mô hạt, gây đau, chảy máu hoặc dính tơ gòn bên trong vết thương. Chỉ dùng gạc/ que gòn (Chuyên dùng cho thay băng) lau vào bên trong khi nền vết thương có mủ, máu đông hoặc dị vật bám dính không thể tưới rửa bằng dung dịch, khi lau cần thận trọng tránh làm tổn thương mô.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra áp lực từ 4-15 psi có thể chống lại lực bám dính của vi khuẩn. Khi dùng bơm tiêm 30ml, kim nhựa 18G, tưới rửa 1 góc 45o, cách vết thương 15cm sẽ đạt được áp lực trung bình khoảng 8-9 psi là đủ để làm sạch.
- Thể tích tưới rửa tùy theo kích thước và tình trạng vết thương, trung bình từ 100-300ml hoặc nhiều hơn đối với vết thương rộng
- Cần kiểm soát nguy cơ giọt bắn tốt bằng các phương tiện phòng hộ
- Một vết thương hở đang lành tốt sẽ được chèn gạc tẩm NaCl 0,9% để tạo độ ẩm vừa phải kích thích mô hạt và mạng lưới mạch máu phát triển bên cạnh tăng cường hoạt động miễn dịch tại vết thương. Ở một số trường hợp vết thương đang nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cao, cần chèn gạc tẩm Povidine 1% để mang lại hiệu quả sát khuẩn mà không gây hại mô.
- Nhiều tài liệu chăm sóc vết thương có đề cập về nhiệt độ dung dịch tưới rửa và đắp vết thương nên được làm ấm. Vì khi tưới rửa bắng 1 dung dịch lạnh có thể gây co mạch và giảm lương máu cũng như các tế bào miễn dịch đến vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm gián đoạn quá trình lành thương. Có thể mất hàng giờ để vết thương trở lại trạng thái ban đầu.v.v.
🌸 Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ mail: hoduyen21194@gmail.com
🌸 Tài Liệu tham khảo:
Medecins Sans Frontieres: Wound Care Protocol, Medical Dept - OCB (2018)
UpToDate: Skin laceration repair with sutures, David M deLemos, MD (2022)
Medscape: Wound Irrigation - Allen Gabriel, MD, FACS Professor, Department of Plastic Surgery, Loma Linda University School of Medicine (2021)
Wound irrigation for preventing surgical site infections, Marios Papadakis (2021)
MSD Manuals: How To Cleanse, Irrigate, Debride, and Dress Wounds , Matthew J. Streitz , MD, San Antonio Uniformed Services Health Education Consortium (2021)
Nursing Best Practice Guidelines: Assessment and Management of Pressure Injuries for the Interprofessional Team, Third Edition, R. Gary Sibbald, Karen E. Campbell, Bridget Davidson, Connie Harris, Janice Hon, Pamela E. Houghton, Kathryn Kozell (2016)
Wounds international | Volume 2 | Issue 2: made Iodine easy, Sibbald RG, Leaper DJ, Queen D (2011)
West Coast University: Nursing Skill Check: Wound Care Dressing Change
Ausmed: How to Effectively Cleanse and Debride a Wound | Wound Cleansing and Debridement | Ausmed Education
University of Manitoba Nursing Skills: Complex Wound Care 4 - Wound Irrigation
University of Manitoba Nursing Skills: Wound Irrigation and Packing (using sterile gloves)
Santa Fe College Educational Media Studio: SF Nursing Wet To Dry Dressing Change
Cerritos College Nursing 210 Skills Videos: Sterile Wet to Moist Dressing Change
Cardinal Health: 7 Steps to Effective Wound Care Management
NURSINGcom: Wound Assessment for Nursing (skills documentation example)
.v.v.

Пікірлер: 96
@chillviewofficial3141
@chillviewofficial3141 2 жыл бұрын
cảm ơn các bạn rất nhiều, rất bổ ích ạ,mong kênh phát triển hơn❤
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
Dạ 😊 cảm ơn ạ 🌸
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
Mong được c trả lời sớm , để e có thể xử lý một cách tốt và phù hợp nhất ạ❤😊
@kientrieu-dj4no
@kientrieu-dj4no Жыл бұрын
Mình vừa phấu thuật rò hậu môn vết thương rộng khoảng 3cm và thường xuyên có giả mạc bs cho hỏi mà mối lần thay băng có cần lau sạch giả mạc k? Và thay băng như nào cho mau đầy vết thương ạ
@hoangbui7099
@hoangbui7099 Жыл бұрын
Bs ơi cho em hỏi là vết thương sau khi mổ để lấy máu và mủ ra thì mình sẽ vệ sinh ntn và thời gian thay băng là bao nhiêu và thời gian để vết thương lành hẳn là bao nhiêu ạ. Mong bs rep sớm
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Theo như bạn mô tả thì có vẻ vết thương của bạn là một dạng áp xe đã được chọc hút/ rạch để loại bỏ mủ bên trong, đây là một dạng vết thương nhiễm trùng, cần thay băng 1-2 lần mỗi ngày, nếu bạn tuân thủ điều trị, nghỉ ngơi ăn uống đủ dinh dưỡng bên cạnh dùng thuốc và thay băng đúng kỹ thuật vô khuẩn (Nên được thực hiện tại BV hoặc Trạm y tế bởi NVYT có chuyên môn), thì vết thương có thể lành trong khoảng 10 ngày tuỳ kích thước và mức độ nhiễm trùng 😃🌸
@007libra6
@007libra6 Жыл бұрын
Đợt m cug thay gạc cả 2 tuần liên tục, chỉ dùng gạc nhét vào 2,3 lần, sau đó bsi nói mua cái miếng gì giống miếng xốp nhét vào ấy, ko biết tdung miếng đó để làm gì nhunge nó khá cộm.
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Mục đích chèn gạc là loại bỏ khoảng chết bên trong vết thương, tạo môi trường tối ưu kích thích tăng sinh mô hạt giúp vết thương mau lành, nhưng có 1 số vết thương hở lớn khó lành, phương pháp này có thể không tối ưu nên sẽ thay thế bằng phương pháp V.A.C: chèn một miếng xốp chuyên dụng vào vết thương, dán kín và nối vào hệ thống hút áp lực âm đồng thời tưới rửa liên tục bằng một số dung dịch đặc biệt tuỳ chỉ định giúp loại bỏ khoảng chết, kích thích tăng sinh mô hạt, loại bỏ dịch tiết và enzym có hại, giảm lượng vi khuẩn,... giúp vết thương lành nhanh hơn. Có phải bạn nói đến phương pháp này không? 😄🌸
@ucnguyenvan2759
@ucnguyenvan2759 11 ай бұрын
cám ơn bạn kiến thức bổ ích.
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 11 ай бұрын
Mình cũng cảm ơn bạn 😁🌸
@loz6088
@loz6088 2 жыл бұрын
Bác sĩ cho mình hỏi: mình chỉ thay băng bằng mỗi nước muối sinh lý thôi khi tháo băng mình đổ một số lượng nhất định và khi tháo ra rồi mình chỉ dám lau nhẹ vì bqđ mình bị dính bởi bựa sinh dục mới cắt đc hơn 3 ngày vài tiếng đau dát khó vệ sinh. Mình thấy quanh vùng cắt có thứ gì đó trắng trắng mình chỉ dám đổ nước muối vào chứ ko lau đc vì dát vậy có sao ko bác sĩ?
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
Dạ, bạn nên đi tái khám và thay băng trong bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại vết thương nha, vì qua mô tả khó biết chính xác tình trạng vết thương lắm. Khi tình trạng ổn hẳn mới nên tự thay băng tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế 🌸
@thiphuongthaoto3751
@thiphuongthaoto3751 Жыл бұрын
Chào chị, e vừa mổ nội soi u nang buồn trứng được 1 tuần cắt chỉ, nhưng vết mổ lại hở ra chảy máu, e nên làm cách nào ạ, mong chị chỉ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Em nên quay lại bệnh viện để được kiểm tra càng sớm càng tốt nha em, có thể vết thương em chưa lành hẳn nên cắt chỉ xong mép vết thương bị bung, có thể cần phải khâu lại nếu cần thiết. Ăn đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung vitamin C để tăng đề kháng cho vết thương mau lành nha. Chúc em mau khỏe 🌸😊
@mongtuyennguyenthi7989
@mongtuyennguyenthi7989 8 ай бұрын
Bs cho em e hỏi là em mổ u vết thương để hở mỏi lần thay băng là nhét gạc vô vậy khi nào mới không nhét gạc vào vết thương nữa ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Thông thường khi mô hạt bên trong vết thương phát triển tốt đủ để làm đầy dần khoảng trống mất mô thì sẽ không cần đặt gạc nữa ạ 😊🌸
@thaoly3980
@thaoly3980 Жыл бұрын
Chào chị, em mổ thoát vị đĩa đêmn và lệch đốt sống, vừa cắt chỉ dc 2 ngày, vẫn dán băng urgo dài, nhưng do trời nóng hay đổ mồ hôi, vậy khi nào có thể bỏ băng dán luôn ạ? Và chị chỉ e cách rửa vết thương sau cắt chỉ với ạ, e cảm ơn.
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
24-48 giờ đầu sau cắt chỉ, e có thể dán băng và dùng nước muối sinh lý để rửa khi thay băng (Nhớ chờ khô hoặc lau bằng gạc vô trùng rồi mới dán lại kẻo nhiễm trùng do ẩm ướt nhé). Sau 48 giờ rồi thì e không cần băng và rửa vết thương nữa vì da đã lành, chỉ cần vệ sinh tắm rửa như bình thường bằng xà phòng dưới vòi sen rồi lau khô thôi 😊 nếu e muốn xem cách rửa vết thương sau cắt chỉ có thể xem video “Cắt chỉ vết thương” trong danh sách phát “CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG” của kênh nha. Chúc e máu hồi phục 🌸😊
@rey_kun
@rey_kun Жыл бұрын
Em bị viêm tế bào ở ngón chân, đã cắt , rạch và lấy mủ ra hoàn toàn. Điều trị ở bv 2 lần rồi. Em có thắc mắc và vết thương hở của em có cục gì đó màu trắng đục hay vàng ngà gì đó, theo em biết thì đó là giả mạc. Vậy khi rửa có cần phải lấy ra hết không luôn ạ? Vì có lần em lấy đc 1 ít thì chỗ đấy chảy máu và hơi đau khi đi lại. Bây giờ ko đau nữa, nhưng em ko biết là khi rửa có nên chà thật mạnh để cho ra lớp giả mạc đó ko ?
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Giả mạc bám trên nền vết thương sẽ cản trở quá trình lành thương, em có thể dùng gạc tẩm nước muối sinh lý lau vùng vết thương bám giả mạc với lực mạnh hơn các vùng khác một chút, tuy nhiên việc loại bỏ giả mạc có thể gây đau và chảy máu, em có thể sử dụng thuốc giảm đau 1-2 giờ trước khi thay băng nếu được bác sĩ điều trị cho phép, em cũng không nhất thiết phải lấy sạch hoàn toàn giả mạc trong 1 lần thay băng duy nhất. Nếu thấy khó khăn và lo lắng nhiều, em nên đến cơ sở y tế đang điều trị để được chăm sóc và có hướng dẫn cụ thể hơn. Ngoài việc tuân thủ điều trị, em nên thư giãn và vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin C để tăng đề kháng giúp cho quá trình lành thương diễn ra tốt hơn. Chúc vết thương em mau lành tốt ☺️🌸
@rey_kun
@rey_kun Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR dạ cảm ơn chị nhiều
@vankhanh8693
@vankhanh8693 2 жыл бұрын
Bs cho hỏi vêt thương như hình thì mấy tiếng lại vệ sinh thay băng 1 lần ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
Dạ 😃 một vết thương hở đang lành tốt thì mỗi 24 tiếng thay băng một lần là được, nhưng nếu vết thương có tình trạng nhiễm trùng thì thường cần thay mỗi 12 tiếng. Tuy nhiên nếu bạn làm thấm ướt băng, hoặc bong tróc, dơ, thì cần thay ngay để tránh nhiễm trùng vết thương nha 😁🌸
@tungnguyenxuan3730
@tungnguyenxuan3730 Жыл бұрын
Chị cho e hỏi vết thương e bị hơn 1tháng rồi mà vẫn chảy nước vàng nhớt nhớt.k đóng vẩy dc. lsao để ko chảy nước vàng đó nữa ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Vết thương của bạn là do tai nạn hay sao ạ, kích thước khoảng bao nhiêu, bạn có đến bệnh viện điều trị hay chăm sóc vết thương tại nhà?
@tungnguyenxuan3730
@tungnguyenxuan3730 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR dạ e bị bỏng bô xe ạ.e chăm sóc tại nhà thôi.mà lâu quá ko khỏi vết thương cũng chẳng lành lại.
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
@@tungnguyenxuan3730 1 tháng chưa lành và còn nước vàng sợ là nhiễm trùng vết thương do bạn chăm sóc không đúng cách rồi 🙁, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được điều trị và chăm sóc phù hợp nha, ngoài ra bạn nên ăn uống bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý vết thương mới lành tốt được 😊
@huutrongdang4727
@huutrongdang4727 2 жыл бұрын
Mong chị hướng dẫn em ghi bệnh án ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
Bệnh án của 1 BN có vết thương, ngoài tình trạng BN (Tri giác, DHST, triệu chứng bệnh nền nếu có, tiền sử dị ứng, thuốc đang dùng, xét nghiệm đã làm, tình trạng dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt...), Mình sẽ ghi nhận thêm những nhận định về vết thương đã đánh giá lúc thay băng hàng ngày (Mô hạt hồng/ tái nhợt, có mủ/ máu/ dịch tiết/ mô hoại tử không, da xung quanh có sưng nóng đỏ đau không, kích thước VT, thang điểm đau,...), Quan trọng là ghi đủ và đúng những điểm chính, để bác sĩ hay điều dưỡng giao tua có thể so sánh và theo dõi liên tục BN, xem diễn tiến lâm sàng có cải thiện không, giúp điều chỉnh kế hoạch điều trị cũng như chăm sóc kịp thời và phù hợp. Tùy theo phân cấp chăm sóc và quy định từng bệnh viện, từng chuyên khoa, sẽ có 1 số đặc thù riêng, em tham khảo thêm trong quá trình đi thực tập nhé 😄 🌸
@huutrongdang4727
@huutrongdang4727 2 жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR dạ mong chị ra nhiều clip hơn về điều dưỡng nữa ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
@@huutrongdang4727 okela 😁 cảm ơn em 🌸
@tuanle9139
@tuanle9139 Жыл бұрын
chị ơi dung dịch betadin 1% mình pha sao vậy chị
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
E pha [Povidine 10%/ NaCl 0,9%] theo tỷ lệ 1:9 nha. Vd: rút 2ml povidine 10% pha vào 18ml NaCl 0,9% sẽ được 20ml dung dịch Povidine 1%. Lưu ý là dung dịch pha loãng 1% khi tiếp xúc vết thương sẽ giải phóng Iod ngay lập tức, vì vậy không cần chờ 1 phút tiếp xúc như Povidine 10%, và ở nồng độ 1% Povidine cũng không gây tổn thương mô hạt 😊🌸
@user-rx3xx9be4j
@user-rx3xx9be4j 2 ай бұрын
Cho mình hỏi Vết thương hở nhỏ tầm 3-4cm vậy có cần phải Mua loại băng dính thay vết về dán không a ngay trên mặt mình sợ để lại vết sẹo nồi hay làm thế nào để không bị để lại sẹo xin cảm ơn
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 ай бұрын
Nếu vết thương trên mặt dài 3-4cm mà hở + sâu thì có thể bạn phải vào BV khâu vết thương, còn nếu chỉ là vết trầy rách nhẹ trên bề mặt thì bạn chỉ cần vệ sinh mỗi ngày bằng nước muối sinh lý vô khuẩn 1-2 lần, giữ vết thương khô sạch bằng cách dán băng và thay băng nhẹ nhàng cẩn thận cho đến khi lành, việc dán băng cũng giúp hạn chế co kéo vùng da xung quanh làm cho vết rách bị rộng hơn và sẹo lớn hơn, sau khi da lành bạn có thể bôi thuốc trị sẹo để hạn chế sẹo xấu, cần tránh ánh nắng mặt trời để hạn chế sẹo thâm, kiêng ăn quá nhiều bò- gà - hải sản- nếp- rau muống để tránh sẹo lồi 🌸
@user-rx3xx9be4j
@user-rx3xx9be4j 2 ай бұрын
@@DieuDuong_FYR vì bên trong có dịch lên bác sĩ lấy dao rạch một vệt mà không khâu lại cho mình mới được có 3ngay đang no không biết có bị sẹo không bạn nhỉ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Ай бұрын
Nếu có dịch và phải trích rạch có nghĩa là vết thương của bạn có tình trạng nhiễm trùng, đối với vết thương nhiễm trùng thì sẹo thường xấu hơn vết thương được giữ khô sạch, bạn hỏi ý kiến bác sĩ về trị sẹo nhé 😊🌸
@toikochophepemthichtoi
@toikochophepemthichtoi Жыл бұрын
Vậy tay chỗ vết thương bị bông gòn dính chặt thì sao ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Tơ gòn dính lại rất dễ gây viêm nhiễm, nếu phát hiện bạn nên gỡ ra ngay, có thể sẽ hơi đau nếu bạn để quên nhiều ngày vì tơ gòn sẽ bám dính vào nền vết thương rất chặt, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý và chờ vài phút để gỡ tơ gòn ra dễ hơn nha 😊🌸
@16.nguyenviethoang94
@16.nguyenviethoang94 11 ай бұрын
E mới bị bỏng bô xe ạ (6t trc kể từ bl này.) e đã sát trùng bằng povidine r ạ.Sau đó thì r nên làm gì, mong chị trả lời ạ. Em xin cảm ơn chị ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 11 ай бұрын
Thông thường nếu vết bỏng không quá sâu, chỉ đỏ da và sưng nề nhẹ thì e có thể rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày bằng cách tưới rửa (không dùng kỹ thuật chà xát và không dùng Povidine nữa vì có thể gây tổn thương mô), sau khi rửa sạch thì dùng que gòn vô trùng nhẹ nhàng bôi kem trị bỏng (sulfafiazine 1% hoặc loại nào e có thể mua được ở nhà thuốc) lên vết bỏng rồi dùng gạc băng lại dán cố định. Nếu vết bỏng sâu và chuyển màu xám/ đen, phồng rộp nhiều hoặc bô xe rất bẩn thì e nên đến BV để được điều trị và tiêm phòng uốn ván nhé 😊 nên bổ sung đủ dinh dưỡng, Vit C, uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý nhé 🌸 giữ sức khoẻ nha e 😬
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 11 ай бұрын
Ủa mà nếu e bỏng 6 tuần rồi thì vết bỏng nên lành rồi chứ, e có thể bôi thuốc trị sẹo Dermatix lên bề mặt da sau khi lành. Còn nếu vết bỏng vẫn chưa lành thì e nên đến Bv kiểm tra cho an tâm nhé 😬
@adventuresports3304
@adventuresports3304 8 ай бұрын
Dạ em mới mổ rò hậu môn vết mổ khá sâu và ở bên cạnh hậu môn ,khi đi vệ sinh thì khá dơ mình có sàn phẩm nào để bôi hay thứ gì đó để thay băng không ạ.
@adventuresports3304
@adventuresports3304 8 ай бұрын
Lúc thay băng có nên nhét bông gòn vào để thấm dịch,hay chỉ băng bên ngoài là đc ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Bạn nên quay lại nơi điều trị để được hướng dẫn thay băng chăm sóc vết thương cụ thể tại nhà nhé, các dụng cụ cơ bản cần có như nước muối sinh lý vô khuẩn rửa vết thương (dùng trong vòng 24g sau mở nắp), Povidine 10% sát khuẩn da, gòn + gạc vô khuẩn và kềm rửa vết thương, băng keo lụa dán vết thương là những dụng cụ cơ bản cần có 😁🌸
@lienngoc3329
@lienngoc3329 Жыл бұрын
Chào chị em bi áp xe đã rạch dẫn lưu giờ thay băng em thấy vết rạch sâu nhờ c hướng dẫn e cách thay băng
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Sau rạch áp xe thường phải thay băng thường xuyên 1-2 lần/ ngày để giữ sạch vết thương và hạn chế việc tạo mủ lại; có thể cần banh rộng vết áp xe vài ngày đầu trong 1 số TH nữa. Không biết em bị áp xe phần mềm ở vị trí nào, kích thước ra sao và vết rạch có đặt dẫn lưu hay không nên khó hướng dẫn, chị nghĩ em nên đến bệnh viện, TYT hoặc phòng khám gần nhà để được chăm sóc tốt hơn, vì mình thay băng tại nhà khó đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn. Khi nào tình trạng ổn định, em có thể xin hướng dẫn tại bệnh viện em đang điều trị để thay băng tại nhà sau nha 😊 Chúc em mau lành vết thương nha 🌸
@lienngoc3329
@lienngoc3329 Жыл бұрын
C ơi cho e hỏi thông thường khoảng thời gian bao lâu thì vết thương lành lại
@lienngoc3329
@lienngoc3329 Жыл бұрын
Vết thương có kích thước sâu 0,5cm . r 0,5cm .d 0,7cm có chèn gạc
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Nếu em tuân thủ điều trị, giữ vệ sinh tốt (Thay băng đảm bảo vô khuẩn, giữ vết thương khô sạch không ẩm ướt,...), ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm các vitamin thiết yếu giúp tăng đề kháng và tốc độ hồi phục của cơ thể, vết thương sau rạch áp xe nhỏ sẽ lành trong 7-10 ngày 😊 🌸
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
Hello c , e bị ngã xe vào hôm đầu tiên e có sát trùng nhưng ko băng bó , ngày 2 e có sát trùng và rắc thuốc màu đỏ , đến ngày 3 e thấy nó hơi khô thì e có bôi nghệ tươi trực tiếp vào thì sáng dậy e thấy nó chảy ra dịch nước màu vàng trong và e đã sát trùng và băng bó lại ạ . Sau khi băng bó e thấy nó vẫn có nước ạ .E đg băn khoăn ko bt cách xử lý như nào cho đúng cách mà ko để lại sẹo nữa ạ . E cảm ơn chị nhìu
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Vết trầy xước da thông thường chỉ cần xử lý ban đầu bằng cách rửa dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng, không cần thiết dùng thuốc sát trùng vì có thể gây tổn thương mô nếu dùng sai nồng độ và phương pháp. Hơn nữa cũng không nên rắc bột kháng sinh hay bôi nghệ tươi vì dễ gây kích ứng và không đảm bảo vô trùng dẫn đến viêm nhiễm. Từ giờ chị nghĩ em nên rửa bằng Povidine 10% pha loãng với nước muối vô trùng tỷ lệ 1:9 (mỗi 1ml Povidine 10% e pha với 9ml NaCl 0,9%) thấm vào gạc/ Gòn và lau bề mặt vết thương nhẹ nhàng sau đó lau lại một lần nữa bằng NaCl 0,9% để loại bỏ màu vàng nâu sót lại trên da, để khô rồi băng lại bằng gạc mỏng hoặc băng dán vết thương chuyên dụng chống dính. Nếu thấy khó khăn trong việc pha dung dịch, em có thể dùng thử các sản phẩm rửa vết thương có tính sát khuẩn nhưng không tổn thương mô sẵn có tại các nhà thuốc như Dizigone chẳng hạn, dễ sử dụng hơn. Theo dõi nếu vết thương sưng nóng đỏ đau tăng hoặc tình trạng tệ hơn thì em nên đến cơ sở y tế nhé. Khi nào vết thương khô và lành hẳn, không còn đau rát, e có thể bôi thuốc sẹo để tránh sẹo xấu. Bên cạnh đó cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin C giúp tăng để kháng để vết thương mau lành hơn nha. Chúc em mau lành vết thương và không để lại sẹo xấu nhé 🌸😄
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR e cảm ơn chị ạ
@ngahang5232
@ngahang5232 11 ай бұрын
@@DieuDuong_FYR em ơi thuốc sẹo có tên là gì vậy , và có sẵn trên thị trường không , mong em đọc đc và giúp chị sớm vì chị sắp cắt chỉ muốn vết sẹo không lộ mấy
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 11 ай бұрын
@@ngahang5232 Dạ chị có thể bôi Dermatix hoặc Epitheliale AH Cream sau cắt chỉ 24-48 giờ để giảm sẹo nhé 😬 xin lỗi chị vì e trả lời hơi muộn, nhưng thuốc sẹo cũng cần bôi lâu dài hàng ngày nên vẫn kịp nhe 😁 e cảm ơn chị đã đặt câu hỏi ạ 🤗🌸
@baovy3428
@baovy3428 Жыл бұрын
Chị ơi việc để vết thương mở như vậy và nhét băng vào có làm đau ko ạ? Và trong lúc vệ sinh thay băng thì có cảm giác gì ko ạ 🥹
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Khi thay băng và chèn gạc dù thao tác cũng nhẹ nhàng tuy nhiên vẫn có thể gây đau, vì vậy tùy theo sức chịu đau của mỗi người mà đôi khi cần dùng thuốc giảm đau trước khi thay băng 1-2 giờ ạ 😀🌸
@baovy3428
@baovy3428 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR dạ em cảm ơn
@baovy3428
@baovy3428 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR mổ xong về liền trong ngày và vệ sinh ở nhà luôn hay sao ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
@@baovy3428 Tuỳ theo loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe và nhiều yếu khác nữa ạ, bạn nên hỏi bác sĩ điều trị của mình để biết chính xác nha 😁🌸
@PhuongNguyen-jt1wg
@PhuongNguyen-jt1wg 4 ай бұрын
Ck e u trực tràng thấp mổ làm hmnt vỉnh viển .ngay chổ hậu môn thật mổ khoét lấy hạch nên vết thương sâu và bự .cho e hỏi mổi lần e rửa vết thương nhét gạc vào có cần nhúng gạc qua nước muối ko hay dể khô vạy ạ .mong bs rép ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 4 ай бұрын
Dạ. Theo em thì cần nhúng gạc vào nước muối sinh lý vô khuẩn hoặc Povidine pha loãng 1o/oo và vắt khô bằng kềm vô khuẩn khi nhét vào vết thương hở sâu và phủ bên ngoài thêm nhiều lớp gạc khô để thấm hút, tuy nhiên để biết cách chăm sóc phù hợp cho chồng chị thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ đang điều trị cho mình ạ 😊🌸
@PhuongNguyen-jt1wg
@PhuongNguyen-jt1wg 4 ай бұрын
@@DieuDuong_FYR dạ e cảm ơn .bác cho e hỏi cái băng gạt vs cái băng mà bác nhét vô là 1 loại đúng ko ạ .vs cái băng mà bác lau là băng gì vạy bác
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 4 ай бұрын
Dạ mình có thể dùng gạc xếp bình thường giống video để thực hiện lau rửa vết thương và đắp cũng như băng lại, hoặc dùng que gòn vô khuẩn chuyên để rửa vết thương, trường hợp vết thương nhiều dịch tiết mình có thể mua thêm loại băng dán phủ bên ngoài dạng miếng lớn/ gòn bao thấm hút cho phù hợp hơn ạ 😁🌸
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 4 ай бұрын
Trong video mình dùng que gòn vô khuẩn để rửa, gạc xếp để nhúng NaCl 0,9% chèn vào vết thương, và gòn bao kết hợp miếng dán co dãn để phủ bên ngoài ạ, mình có thể thay thế bằng các loại tương tự nếu không mua được giống ạ 😊🌸
@culoixedap98
@culoixedap98 2 жыл бұрын
Bác sĩ cho em hỏi là vết thương của em mới mổ và lần đầu và lần 2 thay băng bị chảy máu thì em tẩm povidin vào bông và nhét vào vết thương được ko ạ? Em mong bsi rep sớm ạ. E cảm ơn ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 2 жыл бұрын
Vết thương sau phẫu thuật thường sẽ thay băng lần đầu lúc 48 giờ sau mổ, và sau đó mỗi ngày. Vài lần đầu thay băng chảy ít máu có thể là bình thường, tuy nhiên chảy nhiều máu thì cần xử trí băng ép hoặc tái khám sớm để bác sĩ kiểm tra vết mổ xem có tình trạng xuất huyết tụ máu không nha em. Theo chị không nên tẩm Povidine vào gòn và nhét vào vết thương mới mổ đâu, vì nguy cơ Povidine hại mô hạt khó lành vết thương và gây đau rát nhiều cho em đó, hơn nữa tơ gòn dính vào nền vết thương nếu em không cẩn thận lâu ngày sẽ dễ nhiễm trùng nữa. Nếu được thì ra bệnh viện gần nhà hoặc trạm y tế hay phòng khám thay băng cho an toàn nha em 😷🌸
@culoixedap98
@culoixedap98 2 жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ
@ngocchau5010
@ngocchau5010 Жыл бұрын
Em rạch áp xe vú được 3 ngày rồi ạ. Hiện thay băng nhưng em thắc mắc em phải bơm rửa vào ổ áp xe nhưng ra bệnh viện thì em thấy bác sĩ chỉ rửa bên ngoài sau đó nhét gạc vào thôi ạ.
@ngocchau5010
@ngocchau5010 Жыл бұрын
Bác sĩ nhét gạc vào có 1 tí thui ạ. Em sợ mủ lại còn sót bên trong. Như vậy có sao không bác siz
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Thông thường người bệnh bị áp xe vào viện sẽ được bác sĩ chọc hút/rạch và bơm rửa ổ áp xe. Những ngày sau đó vết rạch áp xe sẽ được rửa bằng meche/gạc và sau đó chèn meche/gạc (có/không tẩm chất sát khuẩn pha loãng), mục đích để dẫn lưu, tránh đọng dịch tạo mủ lại, loại bỏ khoảng chết bên trong vết thương,... vấn đề banh rộng vết rạch mỗi ngày hoặc bơm rửa tiếp tục những ngày sau đó hay không?, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng vết thương, mức độ nhiễm trùng, mức độ phức tạp của ổ áp xe... Nếu vết thương đã được xử lý sạch và đang lành tốt, việc banh rộng/ bơm rửa hàng ngày có thể không cần thiết và thậm chí làm chậm quá trình lành thương. Bạn cứ tuân thủ điều trị, giữ vết thương và vùng lân cận khô ráo sạch sẽ, bổ sung đủ dinh dưỡng và vận động vừa sức; đừng lo lắng quá sẽ ảnh hưởng quá trình lành thương. Nếu còn thắc mắc bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị, mình nghĩ bác sĩ sẽ giải thích kỹ hơn giúp bạn an tâm tin tưởng điều trị hơn nha 😊 Chúc bạn mau lành bệnh 🌸
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Em theo dõi vết thương nha; nếu sưng, nóng, đỏ, đau quanh vết thương càng ngày càng tăng, hay sốt trên 38 độ là dấu hiệu nhiễm trùng đang diễn tiến; còn nếu không thấy dấu hiệu gì bất thường thì em hãy tin tưởng điều trị để vết thương mau lành nha em, nếu vẫn quá lo lắng em có thể tham khảo thêm bằng cách khám ở bệnh viện chuyên khoa nha... 😔
@liennguyen-gp9kp
@liennguyen-gp9kp Жыл бұрын
Vết thương của tôi to,sâu,hở rộng như hình trong video.cho tôi hỏi.hiện tại sau khi vệ sinh bằng oxy già xong tôi có rắc thuốc nhộng lao lên.như có được ko.
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Bạn ơi, bạn nên dừng ngay việc rửa vết thương bằng oxy già nhé, vì nó sẽ làm tổn thương mô hạt và chậm lành vết thương, và cũng không nên rắc thuốc bột bạn ạ, vì dễ gây kích ứng và lớp thuốc đông lại sẽ cản trở mô phát triển… bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhà để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc vết thương phù hợp nhé. Bên cạnh đó bổ sung vitamin C và chế độ dinh dưỡng đủ chất để vết thương mau lành nhé 🌸 chúc bạn mau khoẻ 🌸
@liennguyen-gp9kp
@liennguyen-gp9kp Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR cảm ơn bạn nhé.
@TrangTran-ux8kq
@TrangTran-ux8kq Жыл бұрын
Bên mình có clip hướng dẫn thay băng loét cùng cụt k ạ?
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Dạ có ạ, kzfaq.info/get/bejne/qsCqebmnxtbKqWQ.html, video hướng dẫn chăm sóc chung cho loét tì đè ạ 😬🌸
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
Chị ơi , e có nên bôi nghệ ko ạ ?vết thương của e đóng vẩy r ạ .
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Nếu vết thương đã khô hẳn và lên da non e hãy bôi nghệ/ thuốc bôi sẹo nha em 🌸😁
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR nhưng mà nó chưa bong vẩy thì bôi đc ko ạ .😘
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
@@ngocinh8017 chị nghĩ em nên để nó tự tróc mài rồi hãy bôi thuốc sẹo mới có tác dụng 🌸😄
@ngocinh8017
@ngocinh8017 Жыл бұрын
@@DieuDuong_FYR oki c . E cảm ơn chị nhiều nha 😚
@ThangNguyen-nu5vj
@ThangNguyen-nu5vj 8 ай бұрын
bố mình mổ áp xe, vết thương sâu 6 cm do bác sĩ phải nạo triệt để. Đến giờ là 3 tuần, vết thương có giả mạc trắng, tương đối nhiều, bác sĩ có đến nhà nạo nhưng nó vẫn lên lại. Vết thương có dịch mủ vàng (pha chút xanh) khi thay bằng nhưng ko hôi. Bác sĩ cho e hỏi tình trạng trên có ổn ko ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Cho mình hỏi bố bạn mổ áp xe vùng nào và có bệnh nền (Cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch…) không ạ?
@ThangNguyen-nu5vj
@ThangNguyen-nu5vj 8 ай бұрын
@@DieuDuong_FYR vùng hậu môn ạ. Trước đây đã làm hậu môn nhân tạo rồi nên đường phân ko qua đây đâu ạ. Bị áp xe do tác dụng phụ của xạ trị ạ. Bố ko bị tiêur đường hay huyết áp gì hêts ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Mình nghĩ một phần do vết thương khá sâu nên sẽ lành chậm, hơn nữa vùng hậu môn dù không còn phân xuống nhưng cũng vẫn là vùng khó giữ vệ sinh, nếu vết thương có giả mạc thì cần được cắt lọc và sau đó thay băng 2 lần mỗi ngày để giảm lượng mủ và giả mạc phát sinh, bên cạnh việc dùng thuốc theo toa, chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của nơi điều trị thì bạn cho ba ăn uống bồi bổ đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thư giãn cho tinh thần tốt hơn để cơ thể có thể chống lại nhiễm trùng và mau lành vết thương nhé, bổ sung vitamin C và uống nhiều nước cũng rất cần thiết ạ 🌸
@ThangNguyen-nu5vj
@ThangNguyen-nu5vj 8 ай бұрын
@@DieuDuong_FYR e cảm ơn bâc sĩ nhiều lắm. Chúc bs thật nhiều sức khoẻ ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Dạ 😄 cảm ơn bạn 😁 chúc chú mau khoẻ nhé 🌸
@thaola874
@thaola874 9 ай бұрын
hello
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 9 ай бұрын
Hello bạn 😬🌸
@tuanPham-zu3jy
@tuanPham-zu3jy Жыл бұрын
A cần bác sỹ tư vấn bác cho a xin số điên
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Dạ e là điều dưỡng không phải bác sĩ ạ, nên e mới gợi ý a vào bệnh viện ạ 🥺
@pathi6088
@pathi6088 8 ай бұрын
Gặp mấy em kia thay toàn la làng
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR 8 ай бұрын
Dạ mình có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau khoảng nửa tiếng trước khi thay băng để đỡ đau ạ 😬🌸
@kientrieu-dj4no
@kientrieu-dj4no Жыл бұрын
Mình vừa phấu thuật rò hậu môn vết thương rộng khoảng 3cm và thường xuyên có giả mạc bs cho hỏi mà mối lần thay băng có cần lau sạch giả mạc k? Và thay băng như nào cho mau đầy vết thương ạ
@DieuDuong_FYR
@DieuDuong_FYR Жыл бұрын
Rò hậu môn có nhiều dạng và phương pháp mổ khác nhau, vì vậy vết thương sau phẫu thuật cũng có những cách chăm sóc riêng, theo mình thì bạn nên lau đi lớp giả mạc vì nó làm vết thương chậm lành, tuy nhiên khi loại bỏ giả mạc có thể đau và chảy máu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng thuốc giảm đau 1-2 giờ trước khi thay băng. Để giúp vết thương mau lên mô hạt và không nhiễm trùng, tốt nhất bạn nên dẫn theo 1 người nhà đến bệnh viện nơi bạn điều trị để được hướng dẫn thay băng phù hợp với tình trạng của mình. Bên cạnh đó cần bổ sung Vitamin C và ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng để kháng giúp vết thương lành tốt hơn. Chúc bạn mau khỏe 🌸
1 or 2?🐄
00:12
Kan Andrey
Рет қаралды 42 МЛН
MEU IRMÃO FICOU FAMOSO
00:52
Matheus Kriwat
Рет қаралды 46 МЛН
I wish I could change THIS fast! 🤣
00:33
America's Got Talent
Рет қаралды 108 МЛН
КАРМАНЧИК 2 СЕЗОН 7 СЕРИЯ ФИНАЛ
21:37
Inter Production
Рет қаралды 506 М.
[WOUND CARE] Cắt chỉ vết thương | ĐiềuDưỡng•FYR
6:33
Điều Dưỡng . FYR
Рет қаралды 75 М.
# 359. Chăm sóc vết thương: Không dùng oxy già (hydrogen peroxide)
13:21
Dr. Wynn Tran Official
Рет қаралды 92 М.
Mang và tháo găng vô khuẩn | ĐiềuDưỡng•FYR
4:30
Điều Dưỡng . FYR
Рет қаралды 39 М.
Các bác sĩ nói gì - Vết thương nên để kín hay để hở?
4:56
Y Học Cộng Đồng
Рет қаралды 154 М.
Chăm sóc vết thương nhiễm trùng || Bác Sĩ Của Bạn || 2021
8:16
Bác Sĩ Của Bạn
Рет қаралды 64 М.
1 or 2?🐄
00:12
Kan Andrey
Рет қаралды 42 МЛН