Tiếng Đàn Bầu ( Thu thanh sau 1975 ) | Hà Nội Vi Vu

  Рет қаралды 8,384

Hà Nội Vi Vu

Hà Nội Vi Vu

Ай бұрын

#hanoi #music #vietnam #tinhyeuquehuongdatnuoc
Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc quê ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (trước thuộc Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông sinh năm 1919, mất năm 2001.
Mặc dù được học hành bài bản - nói theo ngôn ngữ bây giờ là "mình đầy chữ nghĩa" - song ông lại đặc biệt tỏ ra có duyên khi phổ thơ của các tác giả khác (thay vì tự soạn lời). Năm 1943, nhân đọc tập thơ "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Phúc đã nảy hứng phổ bài thơ "Cô lái đò" - một bài thơ thuộc dạng tiêu biểu của tập thơ nói trên. Nếu như với "Cô lái đò", Nguyễn Đình Phúc đã khá "nệ" vào lời thơ của Nguyễn Bính, gần như phổ nguyên văn thì đến bài "Tiếng đàn bầu" (phổ thơ Lữ Giang), Nguyễn Đình Phúc đã chắt lọc những gì dường như là tinh túy nhất, có tính khái quát nhất của tác giả. Bên cạnh đó, ông thêm những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc... Bởi thế, có thể nói, "Tiếng đàn bầu" đến nay vẫn là bài hát được phổ cập nhất của Nguyễn Đình Phúc.
Ở đây, xin nhắc một chút tới tác giả phần lời của bài hát: Nhà thơ Lữ Giang.
Nhà thơ Lữ Giang tên thật là Trần Xuân Kỳ. Ông sinh tại Thanh Hóa, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và về tuổi đời thì kém nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc 9 tuổi. Sinh thời, ông là người năng nổ, vừa làm thơ, làm báo, lại viết cả tiểu thuyết. Công bằng mà nói, thơ ông không thật được bạn đọc chú ý. Song bài thơ "Tiếng đàn bầu" quả là có những câu xuất thần, như dòng suối mát lành bất ngờ tuôn ra trong phút thăng hoa sáng tạo của ông. Bài thơ ra đời vào cuối năm 1954. Theo lời kể của nhà thơ Lữ Giang thì lần đầu tiên ông được nghe tiếng đàn bầu là vào khoảng năm 1944. Lần ấy, ông gặp một người hát rong trên phố. Giữa đêm hè vắng lặng, người hát rong mù so đàn rồi gảy lên một khúc "Hận Nam Ai" nghe mà ai oán! Tiếng đàn này cứ văng vẳng, ám ảnh Lữ Giang mãi không thôi. Lần thứ hai ông nghe tiếng đàn bầu là trong một đêm văn công biểu diễn ở Khu 4 cũ (năm 1951). Hôm ấy, nghệ sĩ Đào Mộng Long ngâm bài thơ"Bên kia sông Đuống" của nhà thơ Hoàng Cầm trên nền nhạc luyến láy của đàn bầu. Chính tiếng đàn bầu ấy đã khơi dậy trong ông nỗi nhớ quê da diết.
Và lần thứ ba, lần gây cho ông xúc cảm mạnh khiến ông không thể không cất lên lời thơ ghi lại những biến động của tâm hồn mình: Ấy chính là lần ông được cùng người thân đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội dự buổi biểu diễn của Đoàn Văn công Quân đội do nhà thơ Hoàng Cầm chỉ đạo. Nhà thơ Lữ Giang không sao quên được cảm xúc của ông trong chuyến hành hương về thủ đô này: "Năm 1954, khi thủ đô được giải phóng, đạp xe từ Khu 4 về Hà Nội, tôi được nghe một nghệ sĩ biểu diễn đàn bầu. Ôi tiếng đàn bầu thánh thót, réo rắt đến vậy, làm xao xuyến lòng người... Khi Nguyễn Đình Phúc đọc bài thơ của tôi, tôi thấy anh rất tâm đắc với bài thơ này". Đây là nguyên văn bài thơ (tên gọi "Đàn bầu") mà nhà thơ Lữ Giang đã xúc động viết trong đúng một đêm.
"Lắng tai nghe đàn bầu./Ngân dài trong đêm thâu.
Tiếng đàn như suối ngọt./Cứ đưa hồn lên cao.
Tiếng đàn bầu của ta./Lời đằm thắm thiết tha.
Cung thanh là tiếng mẹ./Cung trầm như giọng cha.
Đàn ngày xưa não ruột./Có người hát xẩm mù.
Ôm đàn đi trong mưa…./Mưa hòa cùng nước mắt.
Đưa hồn ta lên cao./Đàn bầu làm suối ngọt.
Tình yêu quê dâng trào./Thay cho dòng nước mắt".
So sánh lời thơ với lời bài hát, ta có thể nhận thấy rằng, ngoài điểm chung là cả hai tác giả đều thấm thía, xót xa cho những phận người sống héo hắt, buồn thương trong chế độ cũ, thì phần lời trong bài hát của ngạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã mở rộng biên độ cảm xúc hơn, có tầm khái quát hơn. [...]
Cũng như bài hát"Cô lái đò", "Tiếng đàn bầu" nhanh chóng tìm được ca sĩ của riêng mình. Suốt một thời, nhiều khán thính giả Việt Nam đã mê mẩn nhập hồn vào bài hát qua sự thể hiện đầy xúc cảm của ca sĩ Kiều Hưng. Tất nhiên, vì là "bài hát của mọi nhà" nên "Tiếng đàn bầu" cũng luôn phải chịu sự "soi chiếu" của những thính giả"nghiêm khắc". Đã có thính giả nghe tới đoạn: "Tiếng đàn bầu ngày xưa/ cung thương Kiều nức nở/ than mình chẳng tự do/ bi ai dân mất nước" đã vặn lại tác giả: "Nàng Kiều có than mình thì cũng chỉ là than cảnh hồng nhan bạc phận, phải bán mình chuộc cha chứ đâu có dính dáng gì đến lòng... yêu nước. Vả lại nàng Kiều sống vào năm Gia Tĩnh, triều Minh bên Trung Quốc cơ mà".
Có thể ý kiến ấy hơi quá, không tính đến những đặc trưng của nghệ thuật, song chuyện này thì cũng đáng để chúng ta tham khảo: Chẳng là, bài "Tiếng đàn bầu" sau khi ra đời đã thường xuyên được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Nghe mãi thành quen, hầu như không ai có ý kiến gì, chợt một nhà thơ kiêm nhạc sĩ nọ phát hiện ra rằng, khi Nguyễn Đình Phúc viết ca ngợi tiếng đàn bầu: "Ngân nga em vẫn hát/ Tích tịch tình tình tang" thì nhận thấy cái "tích tịch tình tang" ấy là tiếng của một cây đàn khác chứ quyết không phải là tiếng đàn bầu. Ý kiến này xem ra có lý, nhiều người tán đồng. Chỉ có điều, những "sai sót" vừa dẫn đều có xuất phát điểm là người nghệ sĩ muốn biểu cảm tình yêu quê hương đất nước quá mà thôi, nên chẳng mấy ai thấy nó "lợn gợn" cả.

Пікірлер: 16
@hanoivivu
@hanoivivu Ай бұрын
Tiếng đàn bầu ngân vang như dải lụa cảm xúc, phản chiếu tâm hồn con người. Khi thì ngọt ngào như dòng suối mùa xuân, khi lại tha thiết, ấm áp như tiếng ru của mẹ, giọng nói của cha. Có lúc, tiếng đàn trầm buồn, ai oán như nỗi đau khi đất nước bị xâm lăng; rồi lại rộn ràng, phấn khởi khi quê hương vang khúc khải hoàn. Tiếng đàn bầu không chỉ là âm nhạc, mà còn là linh hồn của người Việt, hòa nhịp cùng từng trang lịch sử, vượt qua mọi thăng trầm của thời đại.
@NguyenHoangHuyH
@NguyenHoangHuyH Ай бұрын
Theo mình hiểu, câu "Tiếng đàn bầu thuở xưa/ Cung thương Kiều nức nở/ Than mình chẳng tự do" không chỉ là lời than thân trách phận của nàng Kiều phải bán mình chuộc cha, chịu cảnh lưu lạc. Nếu ai đã từng đọc và trót yêu lấy truyện Kiều thì sẽ hiều rằng, qua lời than của nàng Kiều, cụ Tố Như tiên sinh đã phê phán kịch liệt xã hội phong kiến mà nàng Kiều đang sống - một xã hội đầy ung nhọt và ghê tởm, nơi đồng tiền đã trở thành một thứ thiên kinh địa nghĩa, có sức mạnh chi phối và quyết định số phận con người. Cái xã hội đó sẵn sàng chà đạp lên tài năng và đức hạnh của nàng Kiều, chà đạp lên quyền được sống, quyền tự do và khát vọng hạnh phúc - những quyền cơ bản của con người. Và trùng hợp thay, cái xã hội mà Kiều sống cách đây 3 thế kỷ cũng không khác mấy với xã hội phong kiến nửa thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Tất cả những sự nhơ nhuốc, dơ bẩn nhất mà cụ Nguyễn Du đã miêu tả trong truyện Kiều, ta đều có thể bắt gặp ở đó. Có lẽ chính vì thế nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc đã tìm thấy điểm tương đồng giữa thân phận nàng Kiều và thân phận của người dân Việt Nam trước Cách mạng - thân phận của những con người bị đày đọa, bóc lột, mất tự do. Ta cần để ý câu "Tiếng đàn bầu thuở xưa". Tiếng đàn thuở xưa này có thể là tiếng đàn mà nàng Kiều gảy lên để quên đi thân phận tửi nhục của mình. Nhưng nó còn có thể hiểu theo một nghĩa khác. Cây đàn bầu là một nhạc cụ không thể thiếu đối với những người hát xẩm ngày xưa. Trước Cách mạng, nghề hát xẩm rất phổ biến. Người hát xẩm là những người nghèo đói, vô gia cư, nay đây mai đó, hành nghề hát rong để kiếm miếng ăn. Họ thường hát những bài dân ca, và phổ biến hơn cả là ngâm và lẩy Kiều. Như vậy, với câu trên, ta có thể hiểu rằng tiếng đàn bầu ấy là tiếng đàn lẩy Kiều của những người hát rong để kiếm miếng ăn. Đây là một hình ảnh mà ta dễ dàng bắt gặp trước Cách mạng. Mình thiên về cách hiểu thứ 2 hơn, bởi trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã miêu tả tài đánh đàn của Thúy Kiều là "Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương". Như vậy, cây đàn mà Kiều hay gảy khó có thể là đàn bầu được. Và nối tiếp mạnh cảm xúc đó, ns đã viết câu "Bi ai dân mất nước". Xét về cả nội dung và cấu tứ, đây đều là một quá trình phát triển tương đối hợp lý. Tác giả đã mượn lời than của nàng Kiều mà cất lên lời đau đớn của cả một dân tộc đang rên xiết dưới vòng nô lệ. Đây là vài cảm nhận nhỏ của mình về 4 câu trong lời bài hát. Nếu có gì không đúng thì mn có thể góp ý ạ.
@pauldower8949
@pauldower8949 Ай бұрын
Từ lần đầu tiên em tìm ra kênh của anh/chị đến bây giờ, em nghe các bài hát này nhiều lần vì video nào cũng có chất lượng sản xuất cao nhất cả và giúp em học tiếng Việt qua bài hát. Em xin cảm ơn anh/chị đang tải lên tiếp video kiểu này nhé! :))
@vietsubcartoon4606
@vietsubcartoon4606 Ай бұрын
Giọng của bác Kiều Hưng vút lên vừa ngọt ngào, vừa êm dịu lại say đắm như là tiếng đàn bầu
@Son-ph9ho
@Son-ph9ho Ай бұрын
Đỉnh quá , trước đây chưa đc nghe thì bản Trọng Tấn hát đỉnh r, b.h biết bản này Hay quá ..👌👍
@HaVu-gc5yq
@HaVu-gc5yq Ай бұрын
Trọng Tấn luyến láy không bằng, bản này phối cũng hay hơn
@nhukien3581
@nhukien3581 Ай бұрын
Nghe xúc động lại nhớ tuổi thơ 😢
@user-dt9xs2yi9y
@user-dt9xs2yi9y Ай бұрын
Quá hay lun
@vinhngo3021
@vinhngo3021 Ай бұрын
🥰
@Aibara-mb5wp
@Aibara-mb5wp Ай бұрын
mình mới đi học về thấy vid là vô nghe liền, mê mấy bài hát ngày xưa như này lắm á😍
@HaVu-gc5yq
@HaVu-gc5yq Ай бұрын
Tuyệt ❤
@ninhkute4131
@ninhkute4131 Ай бұрын
Bản này hình như trên đĩa của Dihavina release năm 1978
@aominhNguyen-64hrwj
@aominhNguyen-64hrwj Ай бұрын
Hay quá❤❤❤❤
@tungphamsy3777
@tungphamsy3777 Ай бұрын
Ad làm thêm nhiều bài khác do Bác Kiều Hưng hát nữa đi ạ ❤
@tiendat9513
@tiendat9513 Ай бұрын
Mong AD làm bài Tiến Bước Dưới Quân Kỳ😊
@ComradeBao
@ComradeBao Ай бұрын
Ad dùng font gì vậy ạ?
THEY WANTED TO TAKE ALL HIS GOODIES 🍫🥤🍟😂
00:17
OKUNJATA
Рет қаралды 23 МЛН
TIẾNG ĐÀN BẦU-KIỀU HƯNG
5:04
ĐÔNG SƠN MUSIC
Рет қаралды 194 М.
Áo Mùa Đông ( Thu thanh cuối thập niên 50) | Hà Nội Vi Vu
3:57
DÁNG ĐỨNG BẾN TRE ( Biến tấu ) Đàn bầu Ngọc Cát.
5:01
Ngọc Cát Đàn Bầu
Рет қаралды 49 М.
Dư âm • Kim Chung, Kim Xuân (trong phim Kiếp Hoa 1953)
2:22
Quán nhạc Cầm
Рет қаралды 124 М.
THEY WANTED TO TAKE ALL HIS GOODIES 🍫🥤🍟😂
00:17
OKUNJATA
Рет қаралды 23 МЛН