Trên Đồi Him Lam ( Thu thanh trước 1975 ) | Hà Nội Vi Vu

  Рет қаралды 8,262

Hà Nội Vi Vu

Hà Nội Vi Vu

2 ай бұрын

VỀ NHỮNG BÀI HÁT RA ĐỜI TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN
Trong đội ngũ chiến sĩ, có lẽ không có ai lại không biết bài hát “Hành quân xa”. Và chắc ít người biết rằng ca khúc này ra đời rất mau lẹ, được tác giả hoàn thành trong vòng chỉ một tiếng đồng hồ. Dạo ấy là chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Trước đòi hỏi của bộ đội, nhạc sĩ Đỗ Nhuận từ lâu đã ấp ủ ý định sáng tác một bài thể hành khúc cho chiến sĩ vừa hành quân vừa hát. Nhưng dự định mãi vẫn chưa viết ra được.
Trong một khóa học chính trị, được gặp Bác, Đỗ Nhuận bày tỏ băn khoăn với Bác về việc sáng tác hành khúc. Người đã trao đổi với nhạc sĩ:
"Thế bấy nay chú viết ra sao? Theo Bác thì chú cứ sáng tác thế nào cho đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thích là được."
Câu nói hết sức giản dị của Bác đã có sức gợi mở lớn đối với Đỗ Nhuận. Một lần, ông cùng một tốp cán bộ hành quân đi bộ từ Đại Từ (Thái Nguyên) qua đèo Khế, đến Thượng Bàng La (Yên Bái). Đi vậy chứ thực ra mấy anh em cũng không biết sẽ tập kết ở đâu. Họ cùng nhau bàn luận, phán đoán ý đồ tác chiến của cấp trên. Bỗng một người trong tốp nói: “Thôi, khỏi cần biết, đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi mà”. Thế là câu nói tình cờ ấy trở thành cái tứ văn học để Đỗ Nhuận phát triển thành “Hành quân xa”. Và bài hành khúc nổi tiếng này đã xoáy vào cái ý đó, đã tập trung làm nổi rõ chủ đề tư tưởng “đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”. Có thể nói đây là một sáng tác mẫu mực cho thể hành khúc. Bài hát được viết ở thể 1 đoạn gồm 4 câu nhạc rất cân đối, vuông vức. Âm vực toàn bài được khống chế trong vòng một quãng 8 là quãng lý tưởng đối với quảng đại quần chúng vì dễ hát. Tuy vậy, do cách sắp đặt các vòng hòa âm và giai điệu có sự biến động ít nhiều về tiết tấu mà bài hát giản dị nhưng vẫn phong phú về màu sắc, không bị đơn điệu. Khác với “Du kích ca” trước đó, Đỗ Nhuận đã xử lý “Hành quân xa” hoàn toàn dựa trên cấu trúc của điệu thức dân tộc. Nó xứng đáng là một bài hành khúc tiêu biểu của bộ đội Việt Nam với đặc điểm là đại bộ phận chiến sĩ đều xuất thân từ ruộng đồng, là những người nông dân mặc áo lính.
Trong chiến dịch Điện Biên, trận Him Lam là trận thắng đầu tiên của chúng ta. Lúc ấy Đỗ Nhuận cùng với Trần Ngọc Xương, Nguyễn Văn Tiến ở trong tổ sáng tác có mặt tại đó. Đứng trên bờ chiến hào, các anh vừa đàn vừa hát cổ vũ các chiến sĩ đang hành quân ở dưới. Trong đoàn quân đó có một chiến sĩ nói với các nhạc sĩ:
Cố gắng sáng tác nhiều nhé, khi về bọn mình sẽ có quà cho văn công.
Người chiến sĩ nói câu ấy không bao giờ trở về nữa vì anh chính là Liệt sĩ Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận Him Lam. Sau này Đỗ Nhuận mới biết rõ.
Và một bài hát đã được ông sáng tác ngay tại trận địa, giữa bề bộn ngổn ngang xác xe pháo và quân thù, trong mùi khói khét lẹt của đạn bom: “Hôm qua, đánh trận Điện Biên, chiến hào xuất kích, đồi Him Lam ta tiến vào, đột phá tiêm dao tiến đánh vào”... Đó là bài “Trên đồi Him Lam” - một ca khúc hừng hực khí thế chiến đấu, sôi sục lòng căm thù giặc, nồng nàn tình yêu quê hương đất nước và tình đồng đội. Bài hát cũng được tác giả cấu trúc ở thể 1 đoạn gồm 4 câu nhạc nhưng mỗi câu đều được mở rộng, khá dài, vì đây là bài ông nhằm viết cho hát đơn ca. Đến nay, mỗi khi nghe lại “Trên đồi Him Lam”, ta như được sống lại bối cảnh hào hùng, quyết liệt của những ngày đầu tiên, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nếu ai đã có dịp chiến đấu ở Điện Biên Phủ chắc không thể quên một công việc rất đỗi nặng nhọc nhưng sôi nổi hào hứng. Đó là kéo pháo vào trận địa. Lúc ấy để bảo đảm yếu tố bí mật, bất ngờ, ta chủ trương dùng sức người để kéo pháo. Hơn ở đâu, công việc này đòi hỏi sự hiệp đồng chặt chẽ, sự đồng tâm nhất trí cao. “Hai ba nào! Hai ba nào!”. Những tiếng hô vang - tín hiệu của sức mạnh và niềm tin. Nhạc sĩ Hoàng Vân có mặt ở Điện Biên Phủ và đã từng tham gia kéo pháo cùng các chiến sĩ. Ông đã mục kích sự hy sinh anh dũng của Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn để cứu pháo. Nhạc sĩ suy nghĩ nhiều đến một bài hát mang tính tập thể, có xướng, có xô. Ông nghĩ đến một bài hò đang được bộ đội hát nhiều lúc ấy: “Hò dô ta, lặng mà nghe, mà nghe câu hò” nhưng cảm thấy âm điệu rất cổ, gợi lên dáng dấp sinh hoạt của một thời xa xưa. Một bài hò hiện đại đang được nhạc sĩ hình thành. Ông kể là đã ngồi ghi nhạc trong một lán nhỏ, phải chùm chăn kín chân vì muỗi vàng đốt như ong châm. Cảnh lao động hùng vĩ giữa núi rừng hiểm trở được tác giả ghi bằng những âm điệu gẫy khúc và nhảy quãng liên tục. Chưa bao giờ, đối với ông, những hợp âm 3 bị lãng quên; vậy mà ở đây, lần này, trong ông không hề vang lên âm điệu của những hòa âm quãng 3. “Hò kéo pháo” đã ra đời mang dáng dấp một bài hò hiện đại, vừa có xướng, vừa có xô, rất phù hợp với không khí kéo pháo khẩn trương sôi động, gian khổ, vất vả nhưng thoải mái, hân hoan: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù...”.
[...]

Пікірлер: 35
@hanoivivu
@hanoivivu 2 ай бұрын
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 55 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ ngày 13 đến 17-3-1954, quân ta đã tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; diệt và bắt sống trên 2.000 tên địch, phá hủy 25 máy bay, xóa sổ 1 trung đoàn, uy hiếp sân bay Mường Thanh; Pi rốt, Tư lệnh pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ bất lực trước pháo binh của ta đã dùng lựu đạn tự sát. Giai đoạn 2: Từ ngày 30-3 đến 30-4-1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm; thắt chặt vòng vây, chia cắt, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho Tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, từng đoạn giao thông hào. Đặc biệt, tại đồi C1, ta và địch giằng co nhau tới 20 ngày và đồi A1 giằng co tới 30 ngày. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ. Giai đoạn 3: Từ ngày 1 đến 7-5-1954, ta đánh dứt điểm dãy đồi phía Đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại, bắt sống Tướng De Castries, kết thúc chiến dịch. Sau 55 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng của địch #baoapbac.vn
@tuctuc152
@tuctuc152 Ай бұрын
56 ngày đêm mà
@nguyenphuongnam1186
@nguyenphuongnam1186 2 ай бұрын
Cảm ơn Hà Nội vi vu! Đã từng nghe bài hát này mà giờ mới biết cho trần thắng đầu tiên (đồi Him Lam) chiến dịch ĐBP. Bạn có tư liệu quý, rất truyền cảm, phát huy nhé!
@VietNamx71_STK
@VietNamx71_STK 2 ай бұрын
Coi hơi trễ nhưng tôi vẫn kịp chúc mừng 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ. 70 năm 1 ngày haha. ( Võ Nguyên Giáp 25/8/1911-4/10/2013 và Hồ Chí Minh 19/5/1890-2/9/1969)🤗🤩🤔😔😔
@tuctuc152
@tuctuc152 Ай бұрын
Tôi cực kỳ yêu thích lịch sử việt Nam 🇻🇳. Tôi thấy bài hát này rất hào hùng cho thấy quân ta ngày xưa vượt lên tất cả để giành lại được độc lập tự do
@lunahoa248
@lunahoa248 2 ай бұрын
Mình tìm các bài nhạc đỏ và vô tình gặp được kênh này của bạn. Rất hay và ý nghĩa. Mong kênh sẽ tiếp tục đăng nhiều thêm❤. Mình ủng hộ.
@nhuanong8765
@nhuanong8765 2 ай бұрын
Tôi vẫn mở hàng ngày cho các cháu nghe nhạc thiếu nhi ngày xưa cho các cháu nghe trên kênh này, và mẹ tôi năm nay 75t cũng nghe nhạc xưa trên này
@hinoka2911
@hinoka2911 Ай бұрын
Phải nói là tuổi thơ gắn bó vs nhạc cách mạng do bà ngoại và mẹ mình hay hát làm mình thuộc hầu hết những bài nhạc Hà Nội vivu đăng lên. Nếu ko thuộc dạo đầu cũng thuộc điệp khúc. Mình 2k3 😅
@tuctuc152
@tuctuc152 Ай бұрын
Tuy tôi coi vào ngày 10 tháng 5 nhưng tôi vẫn thấy tự hào
@DungTran-yt6ol
@DungTran-yt6ol 2 ай бұрын
Tôi rất thích nghe nhạc cách mạng,nhất là bài
@ninhnd26
@ninhnd26 2 ай бұрын
Chiến thắng điện biên chứ làm gì có bài giải phóng điện biên :v vậy là thích nghe dữ chưa
@critics1341
@critics1341 2 ай бұрын
cảm ơn vì bài hát ạ!!❤
@pmTopSeller1
@pmTopSeller1 2 ай бұрын
Cảm ơn bạn vì video hữu ích và nhiều thông tin 👍👍👍
@dahung3010
@dahung3010 2 ай бұрын
Luôn là kênh mình thích nhất trong 2 năm này ❤️
@tranphong46
@tranphong46 2 ай бұрын
Cảm ơn ad
@antiwarusaandchinanotantic3108
@antiwarusaandchinanotantic3108 2 ай бұрын
hay
@akiotoinuga
@akiotoinuga 2 ай бұрын
ditme thằng ba que
@ChiThienNguyen-dj2ju
@ChiThienNguyen-dj2ju 2 ай бұрын
wtf 3 que
@aoo4407
@aoo4407 2 ай бұрын
​@@ChiThienNguyen-dj2ju ko phải đâu bro
@ChiThienNguyen-dj2ju
@ChiThienNguyen-dj2ju 2 ай бұрын
@@aoo4407 Để hình khăn chùi đít chắc không phải đâu ha.
@ChiThienNguyen-dj2ju
@ChiThienNguyen-dj2ju Ай бұрын
@@phuocbachtran2881 Khát nước không 3 que? 😂
@NezukoKamado20129
@NezukoKamado20129 2 ай бұрын
Nghe hay lắm ạ ^^ Bài này cả đội văn nghệ trường cháu nhảy đc giải Nhì đấy ạ ^^
@phimfree1075
@phimfree1075 2 ай бұрын
Mong kênh tìm cho bài Xuân Chiến Khu bản thu đĩa Pháp. Trước mình có nghe mà giờ tìm ko được 😢
@TOP-ZOMBIE
@TOP-ZOMBIE 2 ай бұрын
👌
@mnmusic25160
@mnmusic25160 2 ай бұрын
xem đầu yeah
@Tkophainghanointyhn
@Tkophainghanointyhn 2 ай бұрын
Chủ kênh có thể làm bài "Nhớ chiến khu" của Đỗ Nhuận được không ạ ? Hồi trước ông em hay hát bài này, mà em không biết tên. Đến khi xem một bộ phim, về chiến tranh bảo vệ thủ đô của quân dân Hà Nội, em mới được nghe đầy đủ bài hát này, và tìm được tên của nó. Bởi trước ông em hát lời có chỗ bị sai, nhưng nhịp điệu thì không thể sai được. Em mong ad làm về bài hát này, bài này rất hay, nhưng chỉ có duy nhất một video về nó. Thậm chí có bản nhạc, tìm Google 4, 5 lần mới ra. Em mong muốn một bài hát hay như vậy sẽ được nhiều người biết đến ạ.
@loinhoi
@loinhoi 2 ай бұрын
7/5 ra thêm bài nữa đi à
@PhongTran-jd6os
@PhongTran-jd6os 2 ай бұрын
Ad ơi đúng 7/5 ad làm Chiến thắng Điện Biên nhé :> bài hát lần này tôi chưa nghe bao giờ, khá lạ tai
@hanoivivu
@hanoivivu 2 ай бұрын
Bài Chiến Thắng Điện Biên chứ bạn ^^ bài đó mình đăng 7/5 năm ngoái rồi ạ
@PhongTran-jd6os
@PhongTran-jd6os 2 ай бұрын
@@hanoivivu ui, tôi nhầm, tại ngày nào cũng ngâm nga câu đầu :((
@hoanggiangnguyen9564
@hoanggiangnguyen9564 2 ай бұрын
Thêm vid trên miền tây bắc luôn ad ơi
@Zugleichen
@Zugleichen Ай бұрын
Font gì đây mn
@soldniboi9677
@soldniboi9677 25 күн бұрын
Tại sao Sài Gòn vivu thì bị xoá mất hết nhạc Vàng còn nhạc Đỏ thì còn ??? Công bằng ở đâu khi âm nhạc cũng bị chèn ép ?
@huongduong4249
@huongduong4249 2 ай бұрын
Ngollll
버블티로 체감되는 요즘 물가
00:16
진영민yeongmin
Рет қаралды 127 МЛН
ĐẠI TƯỚNG LÊ TRỌNG TẤN & TRẬN ĐÁNH CỨ ĐIỂM HIM LAM.
6:46
KIẾN THỨC & GIẢI TRÍ
Рет қаралды 7 М.
Soviet March | Советский Марш ☭
8:13
Hardigun
Рет қаралды 14 МЛН
NHẠC ĐỎ BẮN BỎ CALI
33:13
Nghĩa sg
Рет қаралды 393 М.
Tiếng Đàn Bầu ( Thu thanh sau 1975 ) | Hà Nội Vi Vu
5:16
Hà Nội Vi Vu
Рет қаралды 8 М.
Hồn Tử Sĩ (Thu thanh trước 1975) | Hà Nội Vi Vu
4:30
Hà Nội Vi Vu
Рет қаралды 57 М.
버블티로 체감되는 요즘 물가
00:16
진영민yeongmin
Рет қаралды 127 МЛН