SỐC ĐIỆN TIỀN MÊ

  Рет қаралды 14,183

Bui Quang Huy

Bui Quang Huy

Жыл бұрын

SỐC ĐIỆN
1. Khái niệm
Sốc điện là dùng một dòng điện ngoại lai, dạng xung, đi qua não. Dòng điện này sẽ xóa hết các hoạt động điện của não (cả sinh lý và bệnh lý). Sau đó, các hoạt động điện sinh lý sẽ tự phục hồi, còn các hoạt động điện bệnh lý sẽ bị mất đi.
Khi sốc điện, dòng điện ngoại lai nói trên sẽ gây ra một cơn co giật giống với động kinh cơn lớn. Đó chính là tác dụng không mong muốn chủ yếu của sốc điện. Nhưng nếu làm sốc điện mà không đạt được cơn co giật kiểu động kinh thì sốc điện sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.
Sốc điện là liệu pháp điều trị có hiệu quả nhất cho giai đoạn trầm cảm, giai đoạn hưng cảm và tâm thần phân liệt. Đây là liệu pháp rất an toàn, cho kết quả tốt cả khi bệnh nhân đã kháng thuốc.
2. Chỉ định
2.1. Chỉ định tuyệt đối
- Bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát.
- Bệnh nhân từ chối ăn uống.
- Bệnh nhân có căng trương lực nội sinh.
- Hội chứng an thần kinh ác tính.
2.2. Chỉ định tương đối
- Các bệnh nhân trầm cảm, hưng cảm, tâm thần phân liệt điều trị bằng thuốc ít kết quả.
- Rối loạn phân ly và rối loạn thần kinh chức năng.
- Mất ngủ mạn tính kháng trị.
- Cai nghiện game, nghiện ma túy nhóm opioid và nhóm kích thần.
- Các trường hợp dị ứng thuốc.
2.3. Chống chỉ định
- Các bệnh nhân có bệnh thực tổn kết hợp như suy tim, block nhĩ thất, tăng huyết áp, phổi phế quản tắc nghẹn mạn tính, viêm phổi, tổn thương não do chấn thương, viêm não...
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
3. Chuẩn bị bệnh nhân
- Khám lâm sàng để loại trừ các bệnh thực tổn như gãy xương, sai khớp đã có từ trước.
- Làm các xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học, điện tim, chụp x quang lồng ngực, chụp CT Scanner sọ não để loại trừ các bệnh thực tổn.
- Giải thích cho bệnh nhân yên tâm về kĩ thuật sốc điện.
- Buổi sáng trước khi làm sốc điện, bệnh nhân cần nhịn ăn sáng, đi vệ sinh, đo nhiệt độ, đo mạch và huyết áp.
4. Kỹ thuật làm
- Để bệnh nhân nằm ngửa, thoải mái trên giường, cho bệnh nhân ngửi oxy (5 lit/phút), cố định điện cực vào đầu của bệnh nhân.
- Có thể làm sốc điện lưỡng cực (2 điện cực đặt ở 2 bên thái dương) hoặc đơn cực (1 điện cực đặt ở thái dương, 1 điện cực đặt ở vùng chẩm cùng bên, thường là bên phải). Sốc điện đơn cực thì ít gây rối loạn trí nhớ hơn, nhưng hiệu quả kém hơn sốc điện lưỡng cực.
- Đặt que cao su vào góc hàm của bệnh nhân (để bệnh nhân không cắn vào lưỡi).
- Chỉ số kỹ thuật của máy sốc điện
+ Dùng dòng điện dạng xung
+ Hiệu điện thế 80-120 vol
+ Thời gian 0,5-1,5 giây
+ Cường độ dòng điện 500-1000 mA.
Khoảng 96% lượng điện sẽ bị cản lại bởi điện trở của da đầu và xương sọ, chỉ khoảng 4% lượng điện đi vào não, nhưng cũng đủ gây ra cơn co giật kiểu động kinh.
Nếu làm sốc điện gây mê bằng propofol thì dùng liều 2mg propofol/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch. Khi bệnh nhân đã mê thì làm sốc điện.
- Diễn biến của sốc điện
+ Co cứng: kéo dài 10-15 giây.
+ Co giật: kéo dài 1 đến 1,5 phút. Trong giai đoạn có cứng và co giật, bệnh nhân ngừng thở.
+ Doãi mềm và hôn mê ngắn: kéo dài 3-5 phút. Bệnh nhân bắt đầu thở bù.
+ Phục hồi ý thức: kéo dài 5 phút. Lúc này bệnh nhân có thể có rối loạn định hướng không gian và thời gian.
Với sốc điện gây mê tĩnh mạch bằng propofol, bệnh nhân chỉ có cơn co cứng kéo dài 2-3 giây, không có cơn co giật. Sau đó, bệnh nhân có giai đoạn hôn mê ngắn và phục hồi ý thức như sốc điện cổ điển.
5. Tần suất làm
+ Làm sốc điện 8-12 lần, cá biệt có trường hợp làm đến 20 lần.
+ Có thể làm hàng ngày hoặc cách ngày.
Nếu sau 6 lần sốc điện mà bệnh không có chuyển biến thì coi như đó thất bại.
Trong khi làm sốc điện, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc điều trị kết hợp (thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm...).
6. Tác dụng phụ
- Đau đầu: cho bệnh nhân uống paracetamol.
- Đau cơ: cho bệnh nhân uống paracetamol.
- Gãy xương, sai khớp: hiếm gặp, phải cố định xương bị gãy, nắn lại khớp bị sai.
- Lú lẫn: thường xuất hiện sau lần sốc điện thứ 6 trở đi. Tỷ lệ lú lẫn tăng theo số lần làm. Sau 10 lần làm sốc điện, hầu hết bệnh nhân đều có lú lẫn. Họ quên trí nhớ gần trong khi trí nhớ xa vẫn tốt.
- Nôn và hít phải chất nôn: tác dụng phụ này do bệnh nhân đã ăn, uống trước khi làm sốc điện. Nếu bệnh nhân đã ăn sáng thì không được làm sốc điện.
- Ngừng hô hấp: khi bệnh nhân có cơn co giật kiểu động kinh, họ ngừng thở. Đến giai đoạn doãi mền, họ lại thở và có hiện tượng thở bù. Tuy nhiên, một số bệnh nhân ngừng thở rất lâu, chúng ta cần can thiệp kịp thời bằng cách:
+ Quay cổ bệnh nhân từ bên này sang bên kia và ngược lại để kích thích vào trung tâm hô hấp ở hành não.
+ Dùng bàn tay ấn mạnh vào vùng thượng vị của bệnh nhân để đẩy cơ hoành lên trên, giúp bệnh nhân thở ra.
+ Kiểm tra có ùn tắc đường thở do dị vật (răng giả rơi ra), chất nôn, tụt lưỡi... nếu có thì khai thông đường thở.
7. Theo dõi sau làm sốc điện
Sau làm sốc điện, cần để bệnh nhân nằm ở buồng theo dõi sau sốc 30 phút đến khi bệnh nhân phục hồi ý thức hoàn toàn.
Chỉ cho bệnh nhân ăn ít nhất 1 giờ.
Nếu thấy hay, xin ủng hộ vào Tài khoản ngân hàng Techcombank, số 14023979421012. Tên Bùi Quang Huy.

Пікірлер
LIỆU PHÁP SỐC ĐIỆN TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TÂM THẦN
4:43
Bệnh Viện Tâm Thần Hải Phòng
Рет қаралды 1,5 М.
Please be kind🙏
00:34
ISSEI / いっせい
Рет қаралды 190 МЛН
3M❤️ #thankyou #shorts
00:16
ウエスP -Mr Uekusa- Wes-P
Рет қаралды 9 МЛН
OMG🤪 #tiktok #shorts #potapova_blog
00:50
Potapova_blog
Рет қаралды 18 МЛН
Tiếp cận Sốc trong thực hành lâm sàng -  Bs Tín 21-01-24
1:25:27
Team Bác sĩ Tín
Рет қаралды 3 М.
Hướng dẫn kỹ thuật cấp cứu ngừng tim, ngừng thở.
7:55
Y TẾ - SỨC KHỎE
Рет қаралды 139 М.
SỐC ĐIỆN CỔ ĐIỂN
3:03
Bui Quang Huy
Рет қаралды 12 М.
МОЖНО ли “СЛЕЗТЬ” с АНТИДЕПРЕССАНТОВ? / Главные мифы про антидепрессанты
19:40
Психиатрия и психология, клиника Шмиловича Ре-Альт
Рет қаралды 124 М.
Inyectologia 2
4:06
xino oz
Рет қаралды 382 М.
SỐC ĐIỆN GÂY MÊ TĨNH MẠCH BẰNG PROPOFOL.
7:07
Bui Quang Huy
Рет қаралды 1,9 М.
7 июля 2023 г.
12:40
@kostoprav_suleymanov_tashkent
Рет қаралды 1,4 МЛН